Nigeria dự tính tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong giáo dục

GD&TĐ - Hội đồng kinh tế quốc gia (NCE) kiến nghị cần thiết tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực GD của quốc gia. Phó Thống đốc bang Edo, Philip Shaibu, tiết lộ điều này cho các phóng viên nhà nước vào cuối cuộc họp hàng tháng của Hội đồng, chủ trì bởi Phó Tổng thống Yemi Osinbajo.  

Phần lớn trẻ em ở Nigeria đang phải học tập trong điều kiện cơ sở vật chất trường lớp yếu kém
Phần lớn trẻ em ở Nigeria đang phải học tập trong điều kiện cơ sở vật chất trường lớp yếu kém

Yêu cầu hành động vì GD

Tất cả 36 thống đốc tiểu bang của Cộng hòa Liên bang Nigeria đều là thành viên của NCE. Theo ông Shaibu, quyết định cuối cùng về việc có tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực GD quốc gia hay không được đưa ra tại cuộc họp tiếp theo của hội đồng tiếp vào tháng 11 tới. Còn trong cuộc họp hôm 18/10, các thành viên hội đồng đã nhận được báo cáo tạm thời từ Ủy ban đặc biệt thuộc NCE về sự hồi sinh của GD ở Nigeria; trong đó khuyến nghị tất cả các thống đốc tiểu bang nên tuyên bố tình trạng khẩn cấp về GD tại bang mình.

Phó Thống đốc bang Edo nhớ lại rằng, Bộ trưởng Bộ GD, Mallam Adamu Adamu, vào ngày 28/6/2018, đã trình bày về “Chính sách GD quốc gia, Triển vọng, Thách thức và Con đường tiến tới”, trong một cuộc họp tháng của NCE. Dựa trên bài thuyết trình, Bộ trưởng cho biết, NEC đã thành lập một Ủy ban đặc biệt về Sự phục hưng của ngành GD ở Nigeria để xem xét và đưa ra các khuyến nghị.

Bộ trưởng Adamu Adamu nói trong bài thuyết trình: “Ủy ban đặc biệt gửi một báo cáo tạm thời cho hội đồng. Ủy ban đã quan sát thấy rằng một cách tiếp cận đa phía là cần thiết để giải quyết các yếu tố khác nhau, cản trở việc đạt được các mục tiêu GD của quốc gia theo quan điểm về bản chất đa chiều của cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực GD”.

“Ủy ban khuyến cáo rằng Chính phủ Liên bang, tiểu bang và chính quyền địa phương hợp tác để thực hiện mạnh mẽ, đồng thời duy trì hành động trên 10 trụ cột của Kế hoạch Chiến lược cấp Bộ trưởng, được phát triển bởi Bộ GD”.

“Trong số các lĩnh vực cần chú ý là: Vấn đề trẻ em ngoài trường, thúc đẩy việc học chữ và GD cho người lớn; phục hồi khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán; GD-ĐT nghề, tăng cường GD cơ bản, ưu tiên đào tạo giáo viên, xây dựng năng lực và phát triển chuyên môn, đảm bảo chất lượng và tiếp cận GD ĐH; thúc đẩy CNTT trong GD, thúc đẩy các dịch vụ thư viện trong GD…”.

“Báo cáo yêu cầu tất cả các thống đốc tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong các lĩnh vực GD bang mình, đồng thời với việc thể hiện cam kết cải cách GD”.

Bộ trưởng Bộ GD Nigeria, ông Mallam Adamu Adamu, được đánh giá là rất quyết liệt trong kêu gọi chung tay cải cách hệ thống GD quốc gia
  • Bộ trưởng Bộ GD Nigeria, ông Mallam Adamu Adamu, được đánh giá là rất quyết liệt trong kêu gọi chung tay cải cách hệ thống GD quốc gia

GD sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách liên bang

Dẫn ra trích đoạn thuyết trình của Bộ trưởng GD Adamu Adamu, ông Shaibu cũng nói thêm rằng Ủy ban đã đề nghị Chính phủ Liên bang và các tiểu bang nên phân bổ tối thiểu 15% ngân sách của họ cho GD, để đẩy mạnh công cuộc cải cách. Ông cho biết, các tiểu bang cũng được khuyên nên thành lập một tổ chức đặc biệt để quản lý quỹ và giám sát việc cải tổ cơ sở hạ tầng tại các trường được lựa chọn để can thiệp trên toàn liên bang.

“NCE quyết định rằng trong khi báo cáo tạm thời đang được xem xét bởi các thành viên của hội đồng, một báo cáo chi tiết hơn cũng đang được chuẩn bị và trình bày tại cuộc họp NCE tiếp theo, khi các quyết định sẽ được đưa ra trong các kiến nghị được đệ trình”, ông cho biết.

“Tuyên bố tình trạng khẩn cấp là cần thiết và chúng ta phải nhìn vào các chỉ số tạo nên những thách thức hiện tại, đặc biệt là ở lĩnh vực công nghệ. Vì vậy, kế hoạch của Bộ GD là thu hút sự tham gia cùng hành động của tất cả các tiểu bang và chính quyền địa phương” - Phó Thống đốc bang Edo nói tiếp - “Đây không phải là những vấn đề đưa ra rồi để đó. Tất cả chúng ta đều đạt được sự đồng thuận trong việc phải chung tay hành động vì GD quốc gia”.

Ông Shaibu cũng đề cập tới một báo cáo về tính toán tổng sản phẩm quốc nội của 11 tiểu bang (SGDP) từ năm 2013 - 2017, theo thống kê của Cục Thống kê quốc gia (NBS). Ông nói rằng, bản chất của tính toán SGDP là xác định quy mô của nền kinh tế ở các bang, để xem xét: Sự đóng góp chung vào nền kinh tế quốc gia ra sao; lĩnh vực nào tốt nhất để đầu tư vào một bang cụ thể; các lĩnh vực nào là then chốt để có thể thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và tạo doanh thu thuế cho các tiểu bang; những lĩnh vực nào cần sự can thiệp hoặc hỗ trợ của chính phủ.

Ông cho biết, việc tính toán SGDP bắt đầu vào năm 2012, với bảy tiểu bang thí điểm: River, Lagos, Gombe, Cross River, Kano, Anambra và Niger. Ông giải thích rằng, phân phối ngành và hiệu suất của SGDP được thu thập trong dầu và phi dầu mỏ, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khai thác mỏ và khai thác đá, sản xuất, điện, nước và xây dựng, thương mại, chỗ ở và giao thông, thông tin và truyền thông, nghệ thuật, giải trí, tổ chức tài chính và bảo hiểm, các dịch vụ khác.

NCE đã được mời giám sát và kết luận rằng NBS đã hoàn thành giai đoạn đầu thí điểm tính toán SGDP, liên quan đến 11 tiểu bang trong giai đoạn 5 năm, từ 2013 - 2017, với 46 hoạt động kinh tế. “Dữ liệu về GDP của tiểu bang nói chung là hữu ích để hỗ trợ việc lập chính sách dựa trên thực tiễn. Các nỗ lực đang được triển khai để hoàn thành giai đoạn tính toán tiếp theo cho 25 tiểu bang còn lại và Lãnh thổ Thủ đô Liên bang (FCT)” - Phó Thống đốc bang Edo nhấn mạnh, đồng thời lưu ý rằng trong các chính sách sẽ được Chính phủ Liên bang quyết định dựa trên thực tiễn kinh tế - xã hội các tiểu bang, sẽ có nội dung quan trọng liên quan đến đầu tư GD.

Theo Punchng/The Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.
Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.
Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.
Minh họa/INT

Tuyến yên và bệnh lý liên quan

GD&TĐ - Tuyến yên là tuyến rất nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo và được bảo vệ rất cẩn thận trong hộp sọ chắc chắn.