Niềm tin được thắp sáng nơi lớp học xóa mù chữ

GD&TĐ - Hành trình đi tìm con chữ của các học viên còn nhiều khó khăn, nhọc nhằn nhưng trong mỗi lớp học đều ánh lên niềm tin về một tương lai tốt đẹp hơn.

Niềm tin được thắp sáng nơi lớp học xóa mù.
Niềm tin được thắp sáng nơi lớp học xóa mù.

Trang bị kiến thức cơ bản cho học viên

Thời gian qua, hình ảnh những lớp học xóa mù chữ sáng điện vào mỗi buổi tối không còn xa lạ đối với bà con ở các xã An Khánh, Tân Linh, Tiên Hội, Phú Lạc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Trung bình mỗi lớp có từ 5 – 10 học viên, độ tuổi từ 30 – 60 tuổi, trong quá trình học tập, dưới sự hướng dẫn, giảng dạy tận tâm, nhiệt tình từ các thầy cô giáo, các học viên tham dự lớp xoá mù chữ đã được trang bị những kiến thức cơ bản nhất tập trung các môn Toán và Tiếng Việt, trong chương trình xóa mù chữ, theo quy định của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, học viên còn được học lồng ghép kiến thức về khoa học kỹ thuật, cách trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.

Anh Từ Văn Hải (SN: 1973) người dân tộc Sán Dìu, xóm Tân Tiến, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: Không biết chữ khiến tôi không thể nắm bắt và biết được các thông tin, điều đó khiến tôi trở nên tụt hậu với mọi người xung quanh. Không đọc được bất cứ loại sách báo nào, chữ trên tivi viết gì cũng không biết.

Khi lớp xóa mù được mở tại xã, Nguyễn Thị Sáu (SN: 1966) xóm Bầu 1, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã đăng ký học ngay, chị Sáu chia sẻ: Do ngày trước hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn nên lỡ dở việc học, đến nay dù đã gần 60 tuổi nhưng tôi vẫn muốn được đến trường, học tập để có thể biết đọc biết viết. Bởi chỉ khi biết đọc, biết viết, tôi mới có thể tiếp cận được với nhiều kiến thức trong sách vở, sách báo nhất là về khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất để tự giúp gia đình, vươn lên thoát nghèo.

Lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Đại Từ tặng quà cho học viên lớp xoá mù chữ trên địa bàn.

Lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Đại Từ tặng quà cho học viên lớp xoá mù chữ trên địa bàn.

Góp sức trong việc nâng cao dân trí

Cô giáo Cô Trần Thị Bích Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Yên, huyện Đại Từ cho biết: Lớp học xoá mù chữ được tổ chức tại xã Văn Yên với đa số học viên từ các độ tuổi khác nhau, chính vì vậy, xác định phần lớn các học viên tham gia lớp xóa mù chữ là nông dân vốn quanh năm vất vả với công việc đồng áng, mùa vụ, khi tham gia lớp học, họ càng trở nên bận rộn hơn. Do đó, để thu hút học viên đến lớp và tiếp thu bài học tốt, đội ngũ giáo viên đã linh hoạt trong phương pháp giảng dạy, thường xuyên tổ chức các trò chơi phù hợp với bài học, đặt những câu hỏi gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ.

“Có nhiều học viên lần đầu cầm bút, tay còn cứng nên những nét chữ không được rõ ràng, việc nhận biết mặt chữ cũng rất khó khăn bởi có nhiều học viên tuổi đã cao, mắt đã mờ. Có những học viên nhà cách lớp học khá xa, phải đi bộ ra lớp, nhưng bù lại các học viên rất tích cực, chăm chỉ đi học. Đây là nguồn động viên lớn cho các giáo viên lớp xóa mù chữ như chúng tôi”. Cô Thuỷ cho biết.

Cùng với đó, tỉnh Thái Nguyên còn có nhiều giải pháp hỗ trợ học viên như: hỗ trợ về sách, vở, bút, phòng học… Ngoài ra, việc động viên tinh thần học viên, giáo viên cũng được quan tâm.

Phụ trách lớp học xóa mù chữ tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng các thầy cô giáo dạy lớp xoá mù chữ trên địa bàn huyện Đại Từ vẫn luôn nhiệt tình, hăng hái lên lớp để truyền đạt, giảng dạy cho các học viên ý nghĩa của từng con số, con chữ. Nhiều thầy cô ban ngày đã vượt số giờ dạy trên lớp, buổi tối đi dạy lớp xóa mù chữ, lại thêm cả nhiệm vụ tuyên truyền, vận động học viên ra lớp. Tuy gặp nhiều vất vả nhưng các thầy cô đều cố gắng vì đã đóng góp công sức của mình trong việc nâng cao dân trí, đem lại lợi ích cho đồng bào và từ những lớp học xoá mù chữ, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Theo số liệu thống kê năm 2022, toàn tỉnh Thái Nguyên có 5.028 người trong độ tuổi từ 15-60 mù chữ mức độ 1, 2, chiếm 0,44%; 178/178 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ 2. Tỉnh đề ra mục tiêu duy trì 100% đơn vị cấp xã và cấp huyện giữ vững tiêu chuẩn xoá mù chữ mức độ 2. Các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 98% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.

Để duy trì được chỉ tiêu nêu trên, ngành Giáo dục và các địa phương đã tham mưu thực hiện tốt kế hoạch mở các lớp dạy xoá mù chữ cho các đối tượng mù chữ trong độ tuổi xoá mù chữ theo Nghị quyết số 27/2022/NĐ-HĐND ngày 18/12/2022 của HĐND tỉnh, đặc biệt là cơ chế hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xoá mù chữ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.