Những ý tưởng không bao giờ thành sự thật vì quá... điên rồ!

Đây là những phát minh lịch sử từ những năm 1870, nhưng khi nhìn lại chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên và thích thú với những ý tưởng có vẻ “điên rồ” này.

Những ý tưởng không bao giờ thành sự thật vì quá... điên rồ!

1. Xe bus cá voi

Những ý tưởng không bao giờ thành sự thật vì quá... điên rồ! ảnh 1

Đầu thế kỷ 20, một nhóm các nghệ sĩ đã xây dựng một ý tưởng độc đáo dùng chính cá voi để làm phương tiện du lịch biển sâu. Nó sẽ hoạt động bằng cách gắn tàu ngầm vào thân cá voi và sử dụng tay lái điều khiển.

Jean- Marc Côté và các nghệ sĩ khác đã đưa ra ý tưởng giúp chúng ta có một phương tiện sạch và thân thiện môi trường.

Không những thế, họ còn tưởng tượng viễn cảnh năm 2000, con người sẽ cưỡi những sinh vật biển như những phương tiện giao thông.

Mặc dù tới nay ý tưởng này vẫn không khả thi, nhưng điều đó cho thấy sức sáng tạo phi thường của con người mặc dù trông chúng có vẻ hơi điên rồ.

2. Đường hầm chân không dưới lòng thành phố New York

Những ý tưởng không bao giờ thành sự thật vì quá... điên rồ! ảnh 2

Đây là ý tưởng của Alfred Ely Beach, với việc kết hợp ống chân không và không khí nén áp suất cao để tạo ra một đường ngầm bên dưới lòng thành phố New York.

Tuy nhiên vì nhiều lý do, 3 năm sau đó ý tưởng bị lãng quên sau những lần thử nghiệm thất bại.

Sau này, Hotchkiss đã dựa vào ý tưởng này để phát minh ra hệ thống đường ray đơn xoay vòng để di chuyển công nhân qua một khu đất trồng.

Công ty Smithville Bicycle Railroad thành lập tại New Jersey sau năm 1892, khi Hotchkiss và đội của mình hoàn thành ý tưởng với sự giúp đỡ của nhà phát minh Hezekiah Smith.

Những ý tưởng không bao giờ thành sự thật vì quá... điên rồ! ảnh 3

Mặc dù vậy đến năm 1898, công ty đó vẫn bị phá sản và ý tưởng này dần chìm vào quên lãng.

3. Tàu sân bay hạt nhân Ekranoplan của Liên Xô

Những ý tưởng không bao giờ thành sự thật vì quá... điên rồ! ảnh 4

Ekranoplan là một loại phương tiện kết hợp độc đáo giữa tàu thủy và máy bay. Nó dùng việc sử dụng hiệu ứng lướt gần mặt đất để di chuyển

Ban đầu được chế tạo với mục đích quân sự, được phương Tây gọi bằng biệt danh " Quái vật biển Caspian ". Con tàu này mang tiềm năng trở thành phương tiện di chuyển đáng sợ.

Nhưng vì nhiều lý do, con "quái thú biển Caspian" này vẫn chưa thể biến thành sự thật.

Những ý tưởng không bao giờ thành sự thật vì quá... điên rồ! ảnh 5

Trong năm 2014, Nga đã thảo luận về tính khả thi của việc khôi phục chương trình WIG này (thủy phi cơ lai tàu đệm khí) cũng như triển vọng của việc sử dụng loại phương tiện này trong tương lai.

Điều đó làm xuất hiện dự đoán rằng những con "Quái vật biển Caspian" có thể sẽ sớm được hồi sinh.

4. Ôtô "điên" Dynasphere

Những ý tưởng không bao giờ thành sự thật vì quá... điên rồ! ảnh 6

Có hình tròn như một chiếc lốp xe khổng lồ và chạy bằng động cơ điện, Dynasphere có lẽ là một trong những phát minh điên rồ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ôtô.

Năm 1932, Dynasphere được tạo nên bởi Tiến sĩ JH Purves và trông đầy tính khả thi, độc đáo. Nhưng sau đó nó chỉ còn là vật mẫu trưng bày trong viện bảo tàng vì sự "điên rồ" của mình.

 Đây là minh chứng cho sức tưởng tượng đi vượt thời đại

Đây là minh chứng cho sức tưởng tượng đi vượt thời đại

Khi vận hành, bánh xe lớn ngoài cùng xoay tròn để di chuyển, trong khi người lái vẫn ngồi cố định nhờ cơ cấu cân bằng. Hơn nữa, cơ chế di chuyển của Dynosphere ở tốc độ cao khá giống một chiếc bập bênh, song độ rung lắc nhỏ hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, trọng lượng của động cơ và người lái sẽ giúp chiếc xe luôn giữ được độ thăng bằng, song song với mặt đất khi chuyển.

Tiến sĩ Purves là người đầu tiên lái thử nghiệm Dynosphere tại bãi biển Weston Super Ware (Anh). Vận tốc tối đa mà mẫu xe này có thể đạt được là 30 dặm/giờ (48km/h).

Purves cho biết với thiết kế dạng mắt lưới, người lái vẫn có thể có tầm nhìn khá tốt khi xe di chuyển với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là thiết kế lồng của Dynosphere khiến chiếc xe rất khó di chuyển trong làn mưa.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sản phẩm “Máy lọc bụi mịn đa dụng bằng công nghệ kết dính và ly tâm” tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia. Ảnh: NVCC

Học sinh sáng chế máy lọc bụi mịn

GD&TĐ - Hai nam sinh Trường THPT Lê Viết Thuật (TP Vinh, Nghệ An) đã sáng chế thành công “Máy lọc bụi mịn đa dụng bằng công nghệ kết dính và ly tâm”.