Những tội phạm đội lốt nhà môi giới chứng khoán

GD&TĐ - Tháng 11/2015, giới chức Mỹ công bố những thông tin gây sốc về một vụ tấn công an ninh mạng được miêu tả như một tổ chức tội phạm toàn cầu trong thời đại số. Theo công tố viên liên bang, đây là một phi vụ mang quy mô không tưởng, tham gia là hơn 100 hacker đa dạng về quốc tịch và bỏ túi số tiền bất chính lên tới hàng trăm triệu USD.

Những tội phạm đội lốt nhà môi giới chứng khoán

Ổ nhóm tấn công mạng chấn động phố Wall

Kẻ cầm đầu là một người đàn ông Isarel, 31 tuổi và đến từ Cộng hòa Goergia có tên Gery Shalon hay còn gọi là Garri Shalelashvili, Phillipe Mousset hoặc Christopher Engeham. Tên này được cho là đã sử dụng bí danh để hoạt động, sử dụng hộ chiếu giả và đội lốt các công ty chứng khoán hay ngân hàng để điều hành tổ chức tội phạm của mình.

Thực hiện các hoạt động chiếm lĩnh các thị trường giống như một tổ chức xã hội đen, tổ chức của Shalon được cho là đã tạo nên các sòng bạc trực tuyến bất hợp pháp, không chỉ vậy còn thực hiện âm mưu thao túng thị trường chứng khoán, gian lận tín dụng và phân phối dược phẩm giả.

Trong số các phi vụ tấn công mạng của nhóm này, phải kể đến trong đó là vụ trộm thông tin tài khoản của 83 triệu khách hàng thuộc ngân hàng JPMorgan Chase & Co. Tập đoàn Dow Jones - nạn nhân số 8 trong bản cáo trạng - mất hàng triệu USD và hơn 10 triệu địa chỉ email của khách hàng. Tập đoàn dịch vụ tài chính Scottrade cũng tiết lộ bị tấn công và mất đi dữ liệu của 4,6 triệu khách hàng.

Các tập đoàn lớn khác như Quỹ đầu tư Fidelity hay Tập đoàn tài chính E*Trade cũng thừa nhận là nạn nhân của nhóm hacker này.

Trong cáo trạng được đưa ra chống lại Shalon và đồng bọn, nói rằng các hacker liên kết với nhóm đã đột nhập vào hệ thống thông tin của ngân hàng, các công ty tài chính và đánh cắp thông tin của hơn 100 triệu khách hàng.

Shalon và đồng bọn bị cáo buộc xử lý thông tin thanh toán cho dược phẩm nhái và phần mềm diệt virus giả. Ngoài ra chúng sử dụng những tài khoản giao dịch giả thông qua tài khoản môi giới chứng khoán, các công ty vỏ bọc và ngân hàng trên khắp thế giới để thực hiện hành vi rửa tiền.

Hợp tác với hai nhân viên chứng khoán, Shalon cùng đồng bọn là Aaron sử dụng bí danh và hộ chiếu giả, tạo tài khoản giao dịch và mua rẻ hầu hết cổ phần của một công ty, đưa giá trị những cố phiếu này tăng đến một con số nhất định cao hơn khoảng 1.800% giá trị thực.

Sau khi thổi phồng giá cổ phiếu, Shalon, Aaron cùng những kẻ đồng sự bắt đầu bán phá giá cổ phiếu và thường việc này đem lại hàng triệu đô với mỗi loại cổ phiếu. Điều này gây áp lực lên thị trường chứng khoán và khiến các nhà đầu tư mù quáng thiệt hại tổn thất lớn khi tin tưởng vào lời khoa trương “Một bước tiến nhỏ cho một đế chế lớn hơn” của Shalon.

Công tố viên cho biết, nhóm này đã thực hiện trót lọt hàng tá cổ phiếu loại này. Vào năm 2012, bằng cách nâng giá cổ phiếu Tập đoàn Mustang Alliances và nói với các nhà đầu tư rằng công ty sở hữu lượng vàng có giá trị ít nhất lên đến 1,7 tỷ USD, chúng đã thu được về hơn 2 triệu USD.

Không chỉ vậy, nhóm này đã lập ra Collectibles Club - một công ty hoạt động dưới lốt một nơi dành cho các nhà sưu tầm trao đổi và buôn bán tem và kỷ vật thể thao nhằm che giấu việc kinh doanh chuyển tiền trái phép.

Rửa tiền cũng phức tạp như bất cứ phần nào của mưu đồ này. Sử dụng các tài liệu giả và bí danh, nhóm đã dùng ít nhất 75 công ty vỏ bọc để rửa và chuyển tiền đánh bạc từ tài khoản này sang tài khoản khác.

Tháng 7/2015, Shalon cùng Orenstein - đồng phạm bị bắt tại Isarel và được dẫn độ về Mỹ để xét xử. Tính đến thời điểm đó, Shalon có thể sở hữu ít nhất 100 triệu USD tại Thụy Sĩ và rất nhiều tài khoản ngân hàng khác trên thế giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 10A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Bình) tìm hiểu nhạc cụ dân gian trong tiết học Chuyên đề Ngữ văn 10. Ảnh: NVCC

Đưa trang văn gần với trang đời

GD&TĐ - Dạy học Ngữ văn chương trình mới, ngoài kiến thức cơ bản, nhiều giá trị văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động đọc, viết, nói và nghe.