Những tính xấu hình thành trong 6 năm đầu đời của trẻ, nhiều bố mẹ vô tình bỏ qua
Thủy Linh
Theo dõi báo trên
GD&TĐ - 6 năm đầu đời của trẻ những tưởng không có gì nổi bật nhưng nó lại là nền tảng vững chắc hình thành nên những tính cách sau này của trẻ nhiều bố mẹ biết quá muộn.
Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền cho rằng, trải nghiệm trong những năm đầu đời của một đứa trẻ rất quan trọng, ảnh hưởng 80% tới tương lai. Đặc biệt trong 6 năm đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất để hình thành tính cách của trẻ.
Thông thường trong 6 năm đầu đời của trẻ, cha mẹ thường quan tâm đến những chuyển biến về mặt thể chất cho con, dành cho bé nguồn dinh dưỡng tốt nhất, sự chăm sóc tối ưu.
Song theo chuyên gia tâm lý, điều quan trọng nhất mà nhiều phụ huynh lại quên đó chính là việc xây dựng nhân cách cho con, dạy cho con những giá trị đạo đức, lối sống, cách cư xử với những người xung quanh.
Tư duy đòi hỏi
Trẻ có thể quan sát thái độ của người lớn và tự biết nên mè nheo ai, xin ai hoặc nếu khóc, ăn vạ 1 lần mà được thì những lần sau tiếp tục cao trào với mục tiêu xác định là cho đến khi đạt được.
Trong những trường hợp như thế, dạy cho trẻ biết tiết kiệm, biết thích nghi với những hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống, hiểu được thực tế gia đình, thực tế cuộc sống là điều rất cần thiết…
Không để con đạt được thứ gì bằng bất kỳ hành động hay ý thức tiêu cực nào. Cha mẹ cần kiên quyết nói “không” khi thấy rằng đòi hỏi của con là vô lý. Trẻ hiểu rằng sẽ không thể có tất cả những gì mình muốn, bởi lẽ nguồn tài chính gia đình là có hạn.
Lì và bướng
Trẻ trong lứa tuổi mầm non, tiểu học thường biết điều chỉnh cảm xúc nên khi thích cái gì đó là đòi cho bằng được; khi muốn chống đối lại tỏ ra giận dữ, lầm lì… Chúng có thái độ không nghe lời và thậm chí mặc kệ ai nói gì thì nói, việc mình mình cứ làm, nếu chạm vào sự không mong muốn là sẵn sàng bùng nổ sự tức giận.
Trong những tình huống này, các bậc phụ huynh không dùng các từ ngữ ra lệnh hay bắt ép mà hãy đặt các câu hỏi như một cuộc thi giải đáp..
Khi dạy con lì lợm không nghe lời, luôn cứng đầu khó bảo cha mẹ không nên nóng vội dẫn đến mất bình tĩnh, cáu giận.
Nếu bạn là người dễ bị tức giận bởi những vấn đề nhỏ và dễ bị cuốn vào những cuộc tranh luận, trẻ có nhiều khả năng trở nên bướng bỉnh. Bởi vậy, chính bạn phải là người cần học cách kiểm soát cơn tức giận đầu tiên. Và trở thành gương mẫu nếu muốn dạy con trở thành đứa trẻ tốt.
Lười và ỉ nại
Nhiều bậc cha mẹ trong 6 năm đầu đời của con vì thương con hoặc có tâm lý ép buộc nên tự mình giải quyết việc của con cái mà không đợi con tự làm. Điều này khiến trẻ không có ý thức công việc của bản thân mà luôn muốn người lớn phải làm hộ, nếu không ai giúp thì mặc kệ không làm.
Để trẻ không lười biếng, có ý thức và chủ động hơn trong công việc, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn và để con tự làm những công việc phù hợp, đồng thời rèn cho trẻ thói quen chăm chỉ học tập và vận động trong sự thích thú.
Cha mẹ cũng nên đưa ra lời khen ngợi nhằm khích lệ, động viên và giúp trẻ có thêm động lực. Tuyệt đối không làm hộ kể cả trẻ có nhờ hay làm chậm, không làm được...
Tảng lờ và giả vờ
Khi bố mẹ nhắc, yêu cầu nhiều lần con làm việc gì đó nhưng bé tiếp tục chơi mà tảng lờ và chơi theo ý mình như không nghe thấy gì.
Không đứng từ xa mà gọi hay yêu cầu mà hãy lại gần con và thu hút sự chú ý của trẻ rồi hãy nói.... Hãy để bé nhìn bạn khi bạn nói và phải đáp lại ngay lập tức. Có thể chạm vào vai bé, gọi tên con và tắt tivi khi muốn lôi kéo hoàn toàn sự chú ý của trẻ. Nếu bé vẫn ương bướng và không nhúc nhích, hãy đưa ra một hậu quả con sẽ phải chịu.
Ích kỷ và so sánh
Con trẻ ngây thơ nên dễ dàng ích kỷ, nó nghĩ về thân thuộc gần gũi, những người cùng huyết thống với nó, những kẻ hay cho nó tiền, cho nó đồ dùng. Chúng không thích bạn nào ăn mặc đẹp hơn, được quý hơn, được cho nhiều hơn
Nhiều phụ huynh, nhất là các bà mẹ khen ngợi con quá nhiều hoặc luôn cho con được ưu tiên hoặc được đáp ứng, để mặc ý con làm gì thì làm, nó xin gì cũng cho, đòi cái gì cũng đưa, muốn cái gì cũng được.
Biện hộ và đổ lỗi
Nhiều cha mẹ thắc mắc vì sao các bé ở tuổi mẫu giáo hay đổ lỗi cho bạn chơi, anh (chị) và thậm chí là những con vật nuôi về hành vi không ngoan của mình. Những việc các bé làm sai sẽ hầu như không nhận mà đổ lỗi cho người khác hoặc vấn đề khác.
Rơi vào tình huống này, cha mẹ không mắng, đánh hoặc hỏi tại sao lại như thế với con mà mỗi lỗi của con câu đầu tiên là nào chúng ta cùng tìm nguyên nhân và nghĩ cách để lần sau làm thế nào tốt hơn...".
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.