Những tiếc nuối khi trót nghỉ hưu sớm

GD&TĐ - Cái nhìn của xã hội, lạc lõng, khó quay trở lại công việc, mất quyền lợi… là hàng loạt vấn đề mà người nghỉ hưu sớm hối tiếc.

Nghỉ hưu đúng độ tuổi sẽ khiến cuộc sống của nhiều người hạnh phúc, an nhàn hơn so với người nghỉ hưu quá sớm. Ảnh minh họa
Nghỉ hưu đúng độ tuổi sẽ khiến cuộc sống của nhiều người hạnh phúc, an nhàn hơn so với người nghỉ hưu quá sớm. Ảnh minh họa

Áp lực từ dư luận

Nhiều người sau khi nghỉ hưu sớm đã không chịu nổi vì sức ép từ dư luận. Thậm chí bị người thân chỉ trích.

Anh Nguyễn Xuân Cầu – làm việc trong ngành Ngân hàng. Sau 12 năm gắn bó, anh đã xin nghỉ hưu sớm khi 36 tuổi. Lúc này, con cái đã lớn, vợ chồng anh dành nhiều thời gian đi chơi, giao lưu để không bị lạc hậu. Nhưng đó cũng là những lần anh cảm thấy tự ti nhất. Mọi người thường hỏi anh câu đầu tiên là “làm nghề gì”, “chuyên môn về lĩnh vực gì”?

Anh thấy xấu hổ với bạn bè của vợ, hoặc những cư dân cùng tòa nhà mỗi khi gặp mặt. Bởi trong số đó, chỉ có anh là người đàn ông duy nhất không đi làm. Anh cũng chán nản mỗi khi phải giải thích việc nghỉ hưu sớm.

Trong mỗi bài làm văn của trẻ, hoặc trước mặt bạn bè của con, anh không còn được giới thiệu “bố em làm trong ngành Ngân hàng” nữa. Hầu hết, con chỉ viết về nghề nghiệp của mẹ. Điều đó cho thấy, trước đó, con trẻ rất tự hào về công việc của anh.

Chưa kể, thời gian đầu nghỉ hưu sớm, anh đã gặp rất nhiều chỉ trích của người thân. Anh chị em trong gia đình đều có công việc ổn định. Bố mẹ anh dù đã đến tuổi hưu trí nhưng họ vẫn đóng góp cho công việc chuyên môn như viết sách, dạy thỉnh giảng…

Trước đây, mỗi lần đại gia đình về quê, anh đều được họ hàng quý trọng, hỏi han về công việc. Nhiều người còn coi anh như tấm gương để bảo ban con cháu học hành tiến bộ. Giờ đây, anh không còn cảm giác đó mà còn bị “nói ra nói vào” vì quyết định nghỉ hưu.

Trong mắt nhiều người, nghỉ hưu ở độ tuổi sung sức là điều không bình thường. Mọi người không phải lúc nào cũng dành sự tôn trọng như họ dành cho một công dân thuộc tầng lớp lao động. Thậm chí, có người nói anh “quá ngu”.

Anh Cầu nhận ra, 36 tuổi là độ tuổi quá trẻ để lựa chọn cuộc sống như một người hưu trí. Trong khi bạn bè đang nỗ lực từng ngày để vươn lên vị trí cao hơn trong sự nghiệp. Họ có tiền để đi du lịch đây đó mở mang đầu óc, học thêm nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống. Ngược lại người hưu non lại đang tự giam mình, lãng phí tuổi trẻ và chất xám trong những tháng ngày nhàn rỗi và lười biếng.

Giờ nhìn lại, anh nghĩ có thể ở lại hoặc sẽ làm ở vị trí khác trong một phòng ban khác, thậm chí là được thăng chức. Tuy vậy, nghỉ hưu sớm đã khiến anh mất cơ hội đó. 

Lạc lõng với cuộc sống

Hầu hết bạn bè, đồng nghiệp cùng lứa tuổi vẫn đang làm việc. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ không có nhiều thời gian rảnh rỗi để dành cho người bạn đã hưu non.

Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy mình trở nên lạc lõng khi phải ngồi nghe họ nói về công việc trong những buổi gặp gỡ. Theo chuyên gia, yếu tố này có nhiều tác động tiêu cực lên tâm lý và sức khỏe tinh thần của những người về hưu sớm. Thậm chí, nó còn kinh khủng hơn là những yếu tố liên quan tới thể chất và tiền bạc.

Mỗi ngày ngừng cố gắng, ngừng vươn lên cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ bị tụt lại phía sau, trở nên chậm chạp và lạc hậu so với thế giới. Dần dần, chính bản thân người nghỉ hưu sớm cũng không còn tha thiết với những buổi tụ tập nữa. Họ khép mình hơn và ít bạn bè hơn. Điều này họ không nghĩ đến khi còn đi làm. Bởi họ cho rằng chính công việc bận rộn đã khiến thời gian dành cho bạn bè ít đi, làm giảm các mối quan hệ.

Vì thế, những giây phút lạc lõng với chính cuộc sống của mình sẽ khiến nhiều người thất vọng vì đã đưa ra quyết định nghỉ hưu sớm.

Không được hưởng lợi khi sinh con

Vợ chồng anh chị Nguyệt – Tuấn quyết định nghỉ hưu để tận hưởng cuộc sống vào năm 35 tuổi. Trước đó, cả hai đều làm việc trong lĩnh vực Tài chính. Khi đã có 2 căn nhà cho thuê, hai vợ chồng nghĩ rằng về hưu sớm, họ không phải lo kinh tế, cũng không còn những ngày nhăn nhó vì công việc…

2 năm sau, vợ sinh con lần thứ 2, vợ chồng anh chị nhanh chóng nhận ra rằng chi phí sinh hoạt đã tăng lên đáng kể. Thêm nữa, đúng vào thời điểm dịch Covid-19 xuất hiện, nhà không cho thuê được, anh chị đã không còn khoản thu nhập thụ động đó. Hai vợ chồng bắt đầu tiêu dần vào số tiền tích lũy. Mệt mỏi căng thẳng vì lúc nào cũng lo hết tiền, rồi bận rộn chăm con nhỏ khiến cuộc sống không như mong muốn.

Lúc này, chị Nguyệt ước giá như còn đi làm dù nghỉ sinh vẫn được hưởng lợi ích từ bảo hiểm thai sản và các khoản phí khác khi vào bệnh viện.

“Bảo toàn về tài chính luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu vì vậy giờ tôi rất hối hận khi quyết định nghỉ hưu sớm. Tôi cảm thấy mình như một kẻ ngốc khi không có lương hàng tháng để bảo vệ, chăm sóc gia đình mình. Cộng với tất cả những nguy hiểm và không chắc chắn về Covid-19, vợ chồng tôi vẫn phải tính toán rất nhiều phương án sau này. Điều đó thật mệt mỏi”.

Khó quay trở lại công việc

Nghỉ hưu khi mới 32 tuổi, cô giáo mầm non Nguyễn Phương Thảo cho biết ban đầu đó là một trải nghiệm thú vị. Cô được tự do thức dậy bất cứ khi nào muốn và làm bất cứ điều gì mình thích, không còn phải đối phó với thời gian làm việc áp lực và những quy định ở trường. Cô dành nhiều quan tâm cho gia đình.

Thế nhưng, chẳng có gì là hoàn hảo và nghỉ hưu sớm không phải là liều thuốc tiên. Tâm lý phụ nữ còn trẻ mà phải ở nhà, hiểu biết xã hội dần kém đi khiến cô sinh ra cáu gắt, bất mãn và khó nói chuyện với chồng. Thấy có nhiều bất ổn, cô Thảo đã quyết định sẽ phải đi làm trở lại. Có thể không nặng nề về chuyện kiếm tiền nhưng chính công việc đã mang lại hạnh phúc mà cô không nhận ra.

Nhưng kế hoạch đã không diễn ra như mong đợi khi Covid-19 khiến thị trường việc làm gần như đóng băng. Suốt nhiều ngày liền, cô không tìm được việc. Lúc này, cô thật sự tiếc nuối khoảng thời gian đã qua và hối hận “nghỉ hưu sớm thực sự là quyết định sai lầm”.

Chưa kể đến, nhiều người nghỉ hưu khi 40 tuổi, quay trở lại tìm việc khi đã chán nghỉ hưu càng khó khăn hơn. Từ đó, họ có thể sinh ra nhiều cảm xúc tiêu cực, bất mãn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.