Táo
Một lượng chất xơ vừa phải từ quả táo tươi đi qua thực quản xuống dạ dày có thể giúp chặn lại cảm giác buồn nôn khó chịu cho mẹ bầu. Bên cạnh táo ngọt, mẹ cũng có thể thử một vài miếng táo chua để thấy hiệu quả nhanh hơn.
Nước
Tình trạng cơ thể bị mất nước có thể dẫn tới những cơn đau đầu, choáng vàng có kèm theo cảm giác buồn nôn ở mẹ bầu.
Chính vì vậy, trong mùa hè nóng nực này mẹ nên thường xuyên nhắc nhở bản thân mình uống đủ nước để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu nước. Bên cạnh đó, nước lạnh cũng có thể phần nào làm dịu đi cảm giác buồn nôn của mẹ bầu.
Chuối
Nếu mẹ bầu gặp các triệu chứng ốm nghén và buồn nôn quá nặng, đi kèm với mất nước thì ăn chuối tươi cũng có thể hạn chế được tình trạng này.
Khi ói mửa hay tiêu chảy nhiều, cơ thể thường bị mất kali nhanh chóng khiến cảm giác mệt mỏi buồn nôn thêm trầm trọng. Trong chuối có chứa nhiều kali, vì vậy việc ăn chuối có thể bù lại lượng kali bị mất đi rất nhanh chóng mà lại đơn giản.
Bánh quy
Các món bánh giàu tinh bột như bánh quy, bánh mì hay bánh mì nướng có khả năng hấp thụ lượng axit dư thừa trong dạ dày, do đó có thể giảm các triệu chứng buồn nôn.
Mẹ bầu cũng nên giữ một ít bánh quy trên đầu giường để ăn trước khi rời giường vào buổi sáng – thời điểm cơ thể thường nghén nặng nhất.
Bạc hà
Hương thơm tươi mát của bạc hà có thể làm cho tình thần mẹ bầu thoải mái hơn, đồng thời cũng làm giảm cảm giác buồn nôn nhanh chóng.
Nhai lá bạc hà tươi, uống trà bạc hà hay ăn kẹo bạc hà, thậm chí chỉ ngửi là bạc hà đều được xem là các phương pháp hiệu quả. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nghiền nát lá bạc hà vào nước chanh để triệt để cảm giác buồn nôn khó chịu.
Cam, quýt
Cam, quýt, bưởi không chỉ giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu, mà ngay cả vỏ cam, quýt, bưởi cũng có tác dụng chống nôn khá tốt. Cách chống nghén tốt nhất cho bà bầu là hãm vỏ quýt, cam với nước sôi uống hàng ngày.
Nếu không, bà bầu có thể ngửi mùi từ vỏ cam cũng có thể khiến các mẹ bầu không còn cảm giác bị ốm nghén trong những ngày đầu mang thai này nữa.