Mắc ung thư khi mang bầu, mẹ ngủ ngồi suốt 4 tháng để chờ con chào đời

Chị Liên người Hà Nam đã ngủ ngồi suốt 4 tháng, chịu nhiều đau đớn để con của mình được khỏe mạnh chào đời.

Mắc ung thư khi mang bầu, mẹ ngủ ngồi suốt 4 tháng để chờ con chào đời

Nhiều tháng qua, anh Đỗ Văn Hùng (SN 1988, Lý Nhân, Hà Nam) phải gác lại công việc của mình để vào viện chăm sóc vợ đang mắc căn bệnh ung thư vú giai đoạn muộn.

Vợ anh Hùng là chị Nguyễn Thị Liên (SN 1991) hiện đang mang thai được 7 tháng và phải nằm điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện K Trung ương) do sức khỏe quá yếu.

Hai vợ chồng anh Hùng lấy nhau năm 2015. Trước đây, chị Liên được đánh giá là một người phụ nữ xinh đẹp và khỏe mạnh. Thậm chí khi sinh cháu đầu lòng vào năm 2016 chưa nghỉ hết cữ chị đã ra đồng trồng rau, rồi lại buôn thúng bán bưng khắp các ngả đường để kiếm đồng tiền ít ỏi về phụ chồng chăm lo cho gia đình.

Người mẹ trẻ ngủ ngồi suốt 4 tháng

Người mẹ trẻ ngủ ngồi suốt 4 tháng.

Cuối năm 2018, khi con gái lớn đã cứng cáp, vợ chồng anh Hùng quyết định sinh thêm cháu nữa để cho có chị có em. Có thai được hơn 1 tháng, chị Liên đi khám ở bệnh viện tỉnh thì các bác sĩ phát hiện có 1 khối u xơ lành tính ở ngực và chỉ định bao giờ sinh con xong sẽ phẫu thuật cắt bỏ.

Sau lần đi khám ấy, chị Liên về nhà chịu khó bồi bổ để đứa con trong bụng khỏe mạnh. Khi mang thai chuẩn bị sang tháng thứ 3, chị Liên thấy người mệt mỏi sờ lên ngực thấy cứng nhắc và có hạch ở xung quanh. Quá lo lắng hai vợ chồng chị ra Hà Nội kiểm tra, tại đây các bác sĩ kết luận chị bị ung thư vú giai đoạn muộn, đã di căn vào phổi và xương.

Thời điểm đó, có người khuyên vợ chồng tôi bỏ thai để chữa bệnh. Nhưng vợ tôi nhất quyết không nghe, vì lúc đó ở trong bụng con đã thành hình hài rồi. Kể từ đó vợ tôi ở luôn viện để các bác sĩ theo dõi cho cả mẹ và con”, anh Hùng chia sẻ.

Người phụ nữ chịu nhiều đau đớn khi vừa trị ung thư vừa mang thai

Người phụ nữ chịu nhiều đau đớn khi vừa trị ung thư vừa mang thai.

Từ thời điểm phát hiện căn bệnh ung thư quái ác đến nay đã được 4 tháng, đó cũng là quãng thời gian chị Liên phải ngủ ngồi trong bệnh viện.

Anh Hùng cho biết, cứ mỗi khi ngả lưng nằm xuống là vợ anh lại ho và đau nhiều. Vì thế anh chuẩn bị cho vợ 1 cái bàn nhỏ để phía trước để mỗi khi mệt hay buồn ngủ chị gục mặt xuống bàn và ngủ.

Đang từ một người phụ nữ khỏe mạnh hơn 60kg, sau những tháng ngày chiến đấu với bệnh tật, chị Liên giờ chỉ còn da bọc xương với trọng lượng chỉ còn khoảng 40kg, hai chân bị liệt không đi lại được. 

“Nhìn vợ héo hon từng ngày tôi đau xót vô cùng, tôi chỉ mong có thể gánh được những nỗi đau cho vợ, cho con”, anh Hùng nghẹn ngào nói.

Với các bác sĩ và bệnh nhân ở cùng phòng, chị Liên là một người phụ nữ vô cùng mạnh mẽ và nghị lực. Chị sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để con chào đời được đủ ngày, đủ tháng và an toàn.

Bác sĩ Phạm Đắc Tường – khoa Hồi sức Cấp cứu (Bệnh viện K Trung ương) cho biết, bệnh nhân Nguyễn Thị Liên mang thai 28 tuần, được chuyển từ khoa nội xuống điều trị khi đã bị ung thư vú giai đoạn muộn đã di căn sang phổi, xương.

Chị được chồng chăm sóc tận tình

Chị được chồng chăm sóc tận tình.

“Khi chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân thở nhiều, bị tràn dịch màng phổi. Ngay sau đó bệnh nhân được cho thở ô xy, dẫn lưu dịch màng phổi, bổ sung dinh dưỡng và điều trị bằng kháng sinh. BS. Tường chia sẻ

Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu nhận biết ung thư vú sớm

Đau tức ngực: Nếu bạn đột nhiên bị nhói đau như luồng điện nhẹ đi từ ngực trái đến ngực phải. Đây là dấu hiệu không hề tốt cảnh báo sức khỏe vòng một, có thể liên quan đến ung thư vú.

Ngứa ở ngực: Triệu chứng này, chủ yếu liên quan tới ung thư vú dạng viêm, và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú dạng viêm bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay da sần sùi. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư phát triển nhanh chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến cho chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da.

Đau lưng, vai, gáy: Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp cột sống.

Sự thay đổi ở núm vú: Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, bạn có thể cảm nhận được những thay đổi nhất định như núm vú có thể dẹt hơn, thụt vào trong, hay tiết dịch từ núm vú, có thể lẫn kèm máu. Da của núm vú có thể trở nên sần sùi, có vảy, hay viêm.

Có khối u, hạch ở nách: Hạch bạch huyết có thể là nguyên nhân của bệnh cảm cúm, nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu có một khối u hoặc vết sưng đau dưới vùng cánh tay kéo dài trong một tuần mà không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.