Nếu bị cảm cúm tăng cường, một người có thể bị đau đầu, đau họng, ho, chóng mặt, khó thở, sốt, người nhức mỏi… Nếu hệ miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh, bệnh cảm cúm thông thường cũng có thể lâu hồi phục.
Những thói quen về ăn uống như ăn thực phẩm lạnh, chưa chín kỹ, không vệ sinh hay tiếp xúc với người bị bệnh, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, không khí lạnh… có thể gây ra cảm lạnh.
Tuy nhiên, có một số ít thuốc kháng sinh và thảo dược có thể dùng để tiêu diệt vi khuẩn và giảm các triệu chứng cảm cúm nhanh chóng.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên lưu ý một số thói quen hàng ngày có thể khiến tăng nguy cơ mắc cảm cúm.
Đi thang máy. Đi thang máy thườn xuyên có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc cảm lạnh, vì bạn có nguy cơ tiếp xúc gần với những người nhiễm bệnh.
Để bàn chân lạnh. Việc giữ bàn chân ấm áp bằng cách đi tất là điều quan trọng, đặc biệt là trong mùa lạnh. Khi bàn chân lạnh sẽ khiến nhiệt độ cơ thể giảm theo và dễ bị cảm lạnh.
Uống rượu. Nếu bạn uống rượu hàng gày, dù mỗi lần chỉ vài cốc rượu hay bia, nguy cơ bị bị cảm lạnh vẫn tăng lên.