Đền Karni Mata: Thuộc thành phố Deshnoke, tây bắc Ấn Độ là nơi sinh sống của 20.000 con chuột. Người dân nơi đây không chỉ hoan nghênh mà còn tôn thờ chuột đến mức ai được chúng bò qua chân sẽ xem như điềm may mắn. Ảnh: Indian Excursion.
Paris, Pháp: Năm 2008, chính quyền thành phố ước tính số lượng chuột tại đây đạt 8 triệu con, trong khi cư dân thành phố chỉ khoảng 2 triệu người. Để ứng phó với tình trạng này, nhiều chiến dịch vệ sinh liên tục được tổ chức trên quy mô lớn như đặt bẫy, dùng bả chuột, đổ thức ăn đúng nơi quy định hay chặn lối vào trong các đường ống… Ảnh: Magic4wall.
London, Anh: Cũng giống sông Seine (Paris), sông Thames từ lâu đã được ví như thỏi nam châm hút chuột. Tuy nhiên, nạn chuột hoành hành ở London ngày càng nghiêm trọng hơn do kích cỡ khổng lồ của chúng. Nguyên nhân được cho là hậu quả của suy thoái kinh tế, nhiều tòa nhà bị bỏ hoang trở thành nơi trú ngụ của loài chuột và lượng rác thải tăng vọt từ các cửa hàng thức ăn nhanh. Ảnh: News.
Atlanta, Mỹ: Số lượng nhà bị tịch thu tăng nhanh sau suy thoái kinh tế đã trở thành nơi dừng chân ưa thích của loài gặm nhấm. Nạn chuột tại đây hoành hành đến mức máy bay của hãng hàng không Delta Airlines cũng phải đặt bẫy để đối phó với chuột. Ảnh: Ajc.
New Orleans, Mỹ: Chuột đã trở thành nỗi kinh hoàng của người dân địa phương sau bi kịch xảy ra vào năm 2009. Một bé gái 3 tháng tuổi bị nhiều con chuột cắn và tử vong do mất quá nhiều máu. Ảnh: Paycation Success.
Chicago, Mỹ: Đây là nơi luôn đi đầu trong các phương pháp tiêu diệt loài gặm nhấm. Thành phố hiện nhận được sự trợ giúp đắc lực của giống chó Bắc Mỹ làm nhiệm vụ săn chuột trên đường phố. Ảnh: NPR.
Baltimore, Mỹ: Thành phố bang Maryland này thường xuyên là nơi tiến hành các nghiên cứu liên quan đến chuột. Loài chuột tại đây luôn tỏ ra hung hãn, bao vây xe tải và lục tung các túi rác bên trong. Ảnh: Baltimore Sun.
Boston, Mỹ: Các nhà chức trách dành một khoản ngân sách lớn để tiến hành các chiến dịch tiêu diệt chuột trong thành phố. Tuy nhiên, khi các dự án kết thúc, loài chuột cũng ngay lập tức hoành hành trở lại. Ảnh: TripAdvisor.