Những sự thật bất ngờ về động đất khiến nhiều người ngỡ ngàng

Trên thực tế, động đất diễn ra hằng ngày, nhưng sự rung chuyển ấy rất nhẹ, chúng ta ít khi nhận ra. Tuy nhiên, có những cơn chấn động gây thiệt hại nặng nề, thậm chí còn để lại nỗi ám ảnh khủng khiếp cho cả thế giới.

Những sự thật bất ngờ về động đất khiến nhiều người ngỡ ngàng

Chúng ta không thể quên được trận rung cuộn mặt đất ở Trung Quốc năm 1556, ở Nhật Bản năm 2011 hay ở Nepal năm 2015. Dưới đây là sự thật về địa chấn và những hậu quả làm bạn rùng mình.

Cứ 30 giây lại xảy ra một lần

Nhung su that bat ngo ve dong dat khien nhieu nguoi ngo ngang - Anh 1

Mỗi năm, trung tâm thông tin động đất quốc gia (NEIC) ghi nhận có khoảng 20.000 cơn chấn động diễn ra trên toàn thế giới. Tức là, trung bình cứ 50 ngày lại có một sự rung chuyển của mặt đất. Tuy nhiên, thực tế là có hàng triệu rung chấn mỗi năm, nhưng vì nó quá yếu nên không được đề cập. Người ta ước tính, cứ 30 giây, thế giới lại chịu tác động của một cơn địa chấn.

Vành đai lửa Thái Bình Dương

Nhung su that bat ngo ve dong dat khien nhieu nguoi ngo ngang - Anh 2

Khu vực này rất hay xảy ra các cơn lay động mạnh của mặt đất hoặc phun trào núi lửa. Nó chứa khoảng 75% núi lửa trên thế giới. Ước tính, khoảng 71% các trận chấn động mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai hình móng ngựa này. Vành đai lửa Thái Bình Dương cũng chịu ảnh hưởng của gần 80% của các hoạt động kiến tạo địa tầng. Điều này khiến nhiều người sợ hãi khi nhắc đến lòng chảo này.

Sự rung chuyển ở các hành tinh khác

Nhung su that bat ngo ve dong dat khien nhieu nguoi ngo ngang - Anh 3

Động đất là kết quả của các hoạt động địa chấn, dẫn đến sự rung chuyển trên bề mặt Địa Cầu. Các phi hành gia trên tàu Apollo cũng phát hiện những chấn động ở các hành tinh khác nhưng chúng không được gọi là “động đất”, chính xác thì từ này chỉ dùng để chỉ những cơn rung chấn ở Trái Đất. Những rung động mạnh trên Mặt Trăng được gọi là moonquake (động trăng), trên Sao Hỏa được gọi là marsquake (động hỏa), ở Sao Kim thì là venusquake,…

Cơn rung chấn để lại hệ quả kinh khủng nhất

Nhung su that bat ngo ve dong dat khien nhieu nguoi ngo ngang - Anh 4

Thảm họa ngày 23/1/1556 ở Thiểm Tây (Trung Quốc) là cơn địa chấn tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Hệ lụy mà nó để lại đến nay vẫn khiến người ta choáng váng. 830.000 người đã thiệt mạng trong rung chấn mạnh 8,3 độ Richter do tâm chấn nằm trong khu đông dân cư. Một khu vực rộng 840 km bị hủy diệt hoàn toàn trong chớp mắt. Nhà cửa, cây cối sụp đổ hoàn toàn, mặt đất nứt toác. Một số nơi có vết nứt rộng tới 18 m.

Cơn rung cuộn mặt đất mạnh nhất hành tinh

Nhung su that bat ngo ve dong dat khien nhieu nguoi ngo ngang - Anh 5

Cơn chuyển động của mặt đất ở Valdivia (Chile) ngày 22/5/1960 được coi là cơn rung cuộn mạnh nhất hành tinh. Cường độ của nó lên tới 9,5 độ Richter. Thảm họa đã cướp đi mạng sống của 1.600 người. Nó cũng gây ra hàng loạt cơn sóng thần trong khu vực Thái Bình Dương, làm một núi lửa ở biên giới Argentina phun trào. Theo các nhà khoa học, năng lượng giải phóng từ thiên tai này lớn hơn 200 lần quả bom nguyên tử mà thành phố Hiroshima (Nhật Bản) phải hứng chịu. Nghĩ mà lạnh sống lưng!

Thảm họa ở Ấn Độ Dương

Nhung su that bat ngo ve dong dat khien nhieu nguoi ngo ngang - Anh 6

Nhiều người vẫn sởn gai ốc khi nhắc đến ngày 26/12/2004. Trận rung chuyển 9,2 độ Richter ở Ấn Độ Dương lần ấy đã để lại nhiều kết quả không hay. Đây là một trong những sự thật về địa chấn và những hậu quả làm bạn rùng mình. Sự va chạm của các mảng vỏ Trái Đất lần này khiến nhiều cơn sóng thần trỗi dậy, những con sóng cao 30 m đổ ập vào bờ biển 11 nước.

Nguồn năng lượng của thảm họa này tương đương với 26 triệu tấn thuốc nổ TNT. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, đó chỉ là trên bề mặt, còn nguồn năng lượng ngầm có thể sánh với 9.600 tỷ tấn TNT, gấp khoảng 1.500 lần năng lượng của quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản). Với nguồn năng lượng ấy, toàn nước Mỹ có thể sử dụng trong 370 năm. Đây cũng là cơn rung chấn lâu nhất trong lịch sử, nó kéo dài gần 10 phút.

Tai họa ở Hải Nguyên năm 1920

Nhung su that bat ngo ve dong dat khien nhieu nguoi ngo ngang - Anh 7

Ngày 16/12/1920, một rung động mạnh 8,5 độ Richter đã xảy ra ở Hải Nguyên (Ninh Hạ, Trung Quốc). Nó đã khiến hàng loạt con sông đổi dòng chảy, dẫn đến tình trạng sạt lở đất nghiêm trọng, gây ra thiệt hại trên diện rộng trong khu vực nghèo khó này. Thảm họa đã cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người.

Địa chấn New Madrid

Nhung su that bat ngo ve dong dat khien nhieu nguoi ngo ngang - Anh 8

Cơn rung chấn New Madrid (Mississippi) vào giữa năm 1811 - 1812 là một trong những trận lay động mạnh nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Nó mạnh đến nỗi tạo ra hiện tượng “sóng thần” trên sông Mississippi, khiến con sông này đảo chiều. Tiếng chuông nhà thờ Boston rung lên, vỉa hè ở Washington DC cũng nứt ra vì bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tồi tệ đó, nó cũng mang lại một điều tuyệt vời. Khi thảm họa xảy ra, một vùng đất rộng đã bị sụt lún, hút nước từ sông và tạo nên hồ Reelfoot. Hiện nay, hồ này trở thành điểm tham quan, chèo thuyền du ngoạn nổi tiếng.

Thảm họa Kobe năm 1995

Nhung su that bat ngo ve dong dat khien nhieu nguoi ngo ngang - Anh 9

Mặc dù mặt đất chỉ di chuyển trong 20 giây, nhưng cơn chấn động 6,3 độ Richter xảy ra ngày 17/1/1955 tại Kobe (Nhật Bản) khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, 300.000 người mất nhà cửa. Đây cũng là một trong những trận rung cuộn mặt đất tồi tệ nhất xứ sở hoa anh đào, kể từ cơn rung chuyển năm 1923 tấn công khu vực Tokyo-Yokohama.

Los Angeles và San Francisco sẽ sáp nhập?

Nhung su that bat ngo ve dong dat khien nhieu nguoi ngo ngang - Anh 10

Bạn có biết Los Angeles cách San Francisco bao xa? Hiện nay, khoảng cách giữa 2 thành phố này là 614 km. Một ngày nào đó 2 thành phố lớn này sẽ “về bên nhau”? Các nhà khoa học cho rằng điều đó sẽ thật sự diễn ra sau 15 triệu năm nữa. Nguyên nhân là do khe nứt San An­dreas đang phân tách 5,08 cm/ năm, nó khiến Los Angeles và San Francisco xích lại gần nhau.

Động đất, sóng thần Tōhoku

Nhung su that bat ngo ve dong dat khien nhieu nguoi ngo ngang - Anh 11

Có một sự thật không thể phủ nhận nhưng khá thương tâm là Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu những trận rung động mạnh tồi tệ. Cơn chấn động 9 độ Richter ở Tōhoku ngày 13/1/2011 là một trong số đó. Đây là thảm họa động đất lớn nhất trong hơn 140 năm qua của đất nước Mặt Trời mọc.

Nó kéo theo những con sóng cao hơn 9 m ập vào bờ biển nước này và các cơn dư chấn kinh khủng mạnh từ 5 – 7 độ Richter ở nhiều khu vực khác. Thậm chí, bờ biển của Mỹ và Nam Cực cũng bị rung lắc. Nó cũng gây ra nhiều thiệt hại về người và vật chất. Gần 16.000 người chết, 230.000 người mất nhà cửa, các nhà máy điện hạt nhân chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nên phải đóng cửa.

Theo chính phủ Nhật Bản, thảm họa ấy đã khiến nước này thiệt hại 300 tỷ USD (6.818 nghìn tỷ đồng). Nó cũng khiến khoảng cách của Nhật và Hoa Kỳ rút ngắn đi 5 m và trục Trái Đất bị di chuyển khoảng 25 cm.

Tai họa kinh hoàng ở Nepal năm 2015

Thảm họa rung chuyển mạnh 7,8 độ Richter này diễn ra vào ngày định mệnh 25/4/2015. Theo Liên Hiệp Quốc, 8 triệu người ở 39 huyện đã bị ảnh hưởng, hơn 8.000 người chết, 16.000 người bị thương, nó cũng kéo theo nhiều dư chấn khác khiến cả Nepal chìm trong đống đổ nát. Đây cũng là trận rung cuộn mạnh nhất nước này trong hơn 80 năm qua. Trận rung chuyển năm đó cũng khiến đỉnh Everest lùn đi 2 cm, thủ đô Kathmandu thì di chuyển về phía Nam khoảng 3 m.

Theo PNNews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...