Rơi ốp bảo vệ ngày 26/3 chỉ được phát hiện khi máy bay từ Đà Lạt hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Nguyên nhân do nhân viên bảo dưỡng không siết chặt ốc.
Mất liên lạc với không lưu ngày 14/5: Máy bay đi Buôn Ma Thuột phải bay vòng để chờ mất 10 phút mới có thể hạ cánh, vì không nhận được phản hồi từ kiểm soát không lưu.
Vụ việc tương tự xảy ra ngày 23/7 tại sân bay Vinh, dù tổ lái đã liên lạc với kiểm soát không lưu nhiều lần trên tần số khẩn nguy, nhưng không thấy trả lời.
Hạ cánh nhầm sân bay được coi là hy hữu. Thay vì đến Đà Lạt, Vietjet Air đã vận chuyển toàn bộ hành khách, hành lý, hàng hoá đến Cam Ranh.
Nguy cơ va chạm ngày 27/6 do kiểm soát viên không quan sát đường băng đã cho phép một máy bay cất cánh trong khi một chiếc khác chưa thoát ly khỏi đường băng, khiến hai máy bay suýt va chạm tại cảng Đà Nẵng. Tương tự, hai máy bay (một quân sự, một dân sự) cũng suýt va chạm ngày 29/10 được xếp vào nhóm B đặc biệt nguy hiểm.
Sân bay Tân Sơn Nhất tê liệt vì mất điện ngày 20/11 là sự cố nghiêm trọng lần đầu tiên xảy ra, ảnh hưởng tới lịch trình của 92 chuyến bay. Nguyên nhân do kíp trưởng thao tác sai quy định khiến sập nguồn điện gây mất điện cung cấp cho hệ thống thiết bị điều hành bay.
Sự cố kỹ thuật máy bay ngày 6/5 tại sân bay Melbourne - Australia, máy bay của Vietnam Airlines trong quá trình chạy đà cất cánh, động cơ số 2 phát ra tiếng nổ, và tổ bay quyết định đình chỉ cất cánh, quay lại bãi đậu kiểm tra.
Gần nhất vào tối 16/12, máy bay từ TP.HCM đi Vinh đã phải đổi hướng đến sân bay Nội Bài do áp suất trong khoang giảm đột ngột, khiến máy bay phải giảm độ cao, gây lo lắng cho nhiều hành khách trên máy bay.