Bóng ma trên đường cao tốc
Cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, Washington DC (Mỹ) ở trong tình trạng tồi tệ. Sau vụ ám sát Martin Luther King Jr., thành phố đã phải trải qua bốn ngày bạo loạn, khiến 13 người thiệt mạng, thiệt hại 900 doanh nghiệp. Đến năm 1970, người Mỹ gốc Phi chiếm 71% dân số thành phố, trong khi dân số da trắng tiếp tục giảm khi cư dân da trắng chuyển đến các vùng ngoại ô ở Maryland và Bắc Virginia.
Khi cái “vạc” sôi sùng sục của sự thù địch và bạo lực chủng tộc, cũng là lúc “Bóng ma đường cao tốc” xuất hiện và hoành hành. Làn sóng tội phạm bắt đầu vào tối 21/4/1971. Carol Denise Spinks, 13 tuổi, được chị gái là Valerie, 24 tuổi, sai đi mua hàng ở một cửa hàng thuộc hệ thống 7- Eleven gần đó. Vakerie đưa cho Carol 5 dollar để mua tạp hóa và soda pop. Cô bé đã không bao giờ quay trở lại căn hộ của gia đình.
Carol bị bắt cóc và thi thể của cô được tìm thấy sáu ngày sau đó, không xa đường cao tốc Liên tiểu bang 295 và Đại lộ Suitland. Carol đã bị tấn công tình dục, bị đánh đập nặng nề, cắt ngang mặt, toàn thân và bị siết cổ đến chết. Đáng sợ nhất là kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy ngoài việc tra tấn, đánh đập nạn nhân vô cùng dã man, hung thủ vẫn cố tình giữ để Carol thoi thóp đau đớn trong vài ngày, trước khi xác của cô được phát hiện.
Nạn nhân tiếp theo của kẻ giết người, Darlenia Johnson, 16 tuổi, sống gần gia đình Carol Spinks, đã bị bắt cóc vào ngày 8/7/1971, khi cô tham gia làm tư vấn mùa hè tại Trung tâm Giải trí Oxon Hill. Một nhân chứng cho biết anh ta thấy Johnson đang trên một chiếc xe cũ với một tài xế nam da đen lớn tuổi hơn. Xác Johnson Johnson sau đó được tìm thấy chỉ cách 4,6 mét từ nơi tìm thấy thi thể Carol Spinks (nạn nhân trước đó). Sự phân hủy nặng nề khiến chính quyền không thể biết được liệu Darlenia có bị tấn công tình dục hay không, nhưng nguyên nhân cái chết là do bị siết cổ.
Nạn nhân thứ ba, Brenda Crockett, mười tuổi, được phát hiện vào ngày 28/7 cùng năm, gần một đường chui nằm trên Quốc lộ 50. Cô bé đã bị siết cổ đến chết. Giống như Carol, Brenda đã bị bắt cóc khi cô đi bộ đến cửa hàng tạp hóa.
Tính đến cuối năm 1971, “Bóng ma đường cao tốc” còn ra tay sát hại thêm 2 nạn nhân nữa. Người đầu tiên là Nenomoshia Yates, mười hai tuổi, bị bắt cóc vào ngày 1/10. Thi thể của cô bé được tìm thấy sáu ngày sau đó trên Đại lộ Pennsylvania. Yates đã bị siết cổ đến chết. Nạn nhân lớn nhất là Brenda Denise Woodard, 18 tuổi, đã bị bắt cóc từ trạm xe buýt vào ngày 15/11. Brenda bị đâm nhiều nhát và sau đó vứt tại đống rác gần Bệnh viện quận Prince George. Kẻ giết người để lại một lời nhắn nhạo báng gần đó với nội dung như sau: “Đây là điều tương đương với sự vô cảm của tôi với mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Tôi sẽ thừa nhận những nạn nhân khác nếu các người bắt được tôi, nếu bạn có thể!”. Những dòng chữ này được ký tên “Bóng ma đường cao tốc”.
Nạn nhân cuối cùng, Diane Williams, học sinh trung học 17 tuổi, đã mất tích sau khi lên xe buýt. Thi thể của cô được tìm thấy cùng với đường cao tốc I-295. Nạn nhân không chỉ bị siết cổ đến chết, mà nơi thi thể bị vứt bỏ chỉ cách nơi tìm thấy Carol Spinks 8 km. Mặc dù có nhiều cáo buộc rằng, Sở Cảnh sát đô thị Washington DC đã không dành bất kỳ nguồn lực mạnh mẽ nào để tìm và bắt kẻ thủ ác, thì một số nghi phạm cũng đã bị thẩm vấn trong vụ án, bao gồm các thành viên của Green Vega Rapists, một băng đảng nổi tiếng với việc bắt cóc và cưỡng hiếp các cô gái ở khu vực Washington DC. Hai cựu sĩ quan cảnh sát, Edward Sullivan và Tommie Simmons cũng bị thẩm vấn, nhưng họ chỉ bị nghi ngờ trong vụ giết Angela Denise Barnes, một nạn nhân không có trong danh sách giết người hàng loạt của “bóng ma đường cao tốc”.
(Còn tiếp)