Những sai lầm thường gặp khi đắp mặt nạ

Những sai lầm thường gặp khi đắp mặt nạ

Sheet mask có nhiều loại với công dụng chăm sóc da khác nhau, nhưng bao bì lại rất giống nhau khiến mọi người nhầm lẫn. Từ đó dẫn đến việc chọn không đúng loại mặt nạ mà da cần.

Ví dụ, da mụn nên chọn mặt nạ có bao bì in chữ "calming" (làm dịu), "tea tree" (tràm trà), da khô thì chọn mặt nạ "hydrating" hoặc "moisturizing" (cấp nước, dưỡng ẩm)...

Mặt nạ miếng không thể thay thế việc làm sạch. Nếu làn da không có các bước skincare mang tính chuẩn bị như tẩy trang, rửa mặt, dùng toner thì những bụi bẩn, da chết, dầu thừa, cặn mỹ phẩm make up... còn sót lại sẽ ngăn chặn dưỡng chất từ mặt nạ thấm sâu vào bên dưới.

Những sai lầm thường gặp khi đắp mặt nạ chị em nên biết - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Một số loại sheet mask có một, thậm chí là hai lớp màng bảo vệ, nhằm giữ cho cấu trúc của mặt nạ không bị biến dạng. Khi đắp, bạn phải gỡ bỏ lớp màng này để mặt nạ có thể ôm sát vào da, đồng thời tạo điều kiện cho dưỡng chất thẩm thấu dễ dàng hơn.

Những người mới sử dụng lần đầu thường thiếu chuẩn xác khi đặt miếng mặt nạ lên mặt. Khi đó, một số khu vực da sẽ không được tiếp cận với mặt nạ, hoặc mặt nạ dễ bị rơi ra.

Để việc dưỡng da đạt hiệu quả cao nhất, hãy nhẹ nhàng ấn và dàn trải đều chiếc mặt nạ sao cho nó ôm khít vào các đường nét trên gương mặt như mũi, vùng dưới mắt, khóe miệng...

Đây là lỗi sai thường gặp và trầm trọng nhất khi dùng sheet mask: Đắp quá lâu, thậm chí đi ngủ với chiếc mặt nạ trên mặt. Thời gian tối ưu nhất khi đắp mặt nạ là 15-20 phút, vừa đủ để da tiếp nhận đầy đủ dưỡng chất, đồng thời không khiến mặt nạ bị khô đi và hút theo độ ẩm của làn da.

Bạn cho rằng mặt nạ với lượng dưỡng chất dồi dào thế kia cần gì phải sử dụng thêm kem dưỡng? Không nên vì trong kem dưỡng có nhiều hoạt chất khóa ẩm, giúp bảo vệ hơi nước và dưỡng chất từ mặt nạ cũng như các sản phẩm chăm sóc da khác không bị thất thoát. Hãy thoa một lớp kem dưỡng mỏng sau khi đắp mặt nạ để thức dậy cùng làn da mịn mướt và căng bóng vào sáng hôm sau.

Rửa lại mặt sau khi đắp mặt nạ là bạn sẽ loại bỏ những gì tốt nhất mà làn da vừa nhận được. Tinh chất từ mặt nạ thường khá dồi dào nên cần có thời gian để tiếp tục thẩm thấu sau khi ngưng đắp.

Bạn nên vỗ nhẹ khắp mặt trong khoảng 5-10 phút để đẩy dưỡng chất thấm sâu hơn. Nếu thấy da vẫn còn quá ẩm rít, hãy lau mặt nhẹ nhàng bằng khăn giấy mềm hoặc bông tẩy trang.

Sau khi đắp miếng mặt nạ mà trong túi bao bì vẫn còn thừa lại tinh chất thì đừng vội bỏ đi, hãy lấy nó để dưỡng cho các vùng da khác như cổ, tay, chân... hoặc cho vào lọ thủy tinh, cất trữ trong tủ lạnh và dùng miếng bông tẩy trang để thoa đều khắp mặt vào ngày hôm sau.

Mặt nạ miếng là bước chăm sóc da mặt mang tính bổ trợ, đừng quá yêu thích mặt nạ mà bỏ qua các bước khác, nhất là bước chăm sóc chuyên sâu với serum, essence hay kem dưỡng đặc trị. Bạn nên thêm mặt nạ vào quy trình dưỡng da khoảng 2 lần/tuần để giúp da ngày càng khỏe mạnh và rạng rỡ

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.