Những sai lầm thường gặp của các mẹ khi rèn con tự ngủ

5 sai lầm khi rèn con tự ngủ dưới đây rất phổ biến và nếu mắc phải, các mẹ sẽ khó thành công khi hướng dẫn con tự ngủ, thậm chí là thất bại ngay từ ban đầu.

Những sai lầm thường gặp của các mẹ khi rèn con tự ngủ

1. Sai thời gian thức

Waketime là thời gian thức, tính từ khi bé mở mắt, được ăn và đến khi bé nhắm mắt đi ngủ. Nhiều mẹ có bé 6 tuần tuổi mới tìm hiểu về luyện ngủ theo phương pháp easy (con phải vào easy 3,5 rồi), hay bé 9 tuần (đáng lẽ phải dần vào easy 4), chậc lưỡi "ờ thôi mình mới bắt đầu, mình đi từ easy 3 trước đã". Đó là sai lầm!

Khi bé 6 tuần tuổi, mức độ phát triển của hệ thần kinh, kĩ năng ứng với một khoảng thời gian thức tương đối nào đó con mới mệt, cho ngủ sớm khi con chưa sẵn sàng là kéo dài thời gian trằn trọc và đau thương của bé, nhiều bé phản kháng mạnh (vì vẫn còn sức) và vì bé chưa buồn ngủ đã bị bắt đi ngủ. Kết quả là bé khóc banh nhà và mẹ lại thua.

EASY giúp tạo lập cho bé 1 nếp sinh hoạt: Ăn (Eat) – Hoạt động (Activity) – Ngủ (Sleep) – Thời gian của mẹ (Your time). Ứng với mỗi độ tuổi sẽ có một chu kì EASY tương ứng dựa theo số thời gian tối đa bé thức được vào ban ngày. 

Nhiều mẹ bảo: "Ơ em theo các tín hiệu mệt trong sách "Em bé sơ sinh" mà!". Nếu mới sinh ra con có các tín hiệu đó: là bản năng và là cách nói chuyện với mẹ. Thế nhưng 4-6 tuần con nói mãi mà mẹ không thèm nhìn, thì các tín hiệu đó mất dần đi vì không có kết nối nhân-quả.

Lúc này ngáp chỉ để nói là "con nhọc" mà thôi. Hơn nữa, điểm buồn ngủ mà khoa học gọi là sleep window ở trẻ sơ sinh cũng đến theo chu kì. Đó là chu kì 45 phút. Trẻ cứ sáng ngủ dậy là đến 45 phút sẽ ngáp, nhưng qua ngưỡng đó lại thức thêm 1 ngưỡng 45 phút nữa. Sau đó thời gian tiếp đến để ngưỡng buồn ngủ đến là 30 phút. Vì thế, các con hay ngủ ngon ở phút: 45 (hoặc 60) – 1h30 – 2h và ứng với thời gian thức tối ưu là vậy.

Những sai lầm thường gặp của các mẹ khi rèn con tự ngủ - Ảnh 2.

Bảng tham khảo thời gian thức tối ưu và chu kỳ easy theo từng độ tuổi của trẻ.

2. Thiếu công cụ hỗ trợ

Nhiều mẹ nghĩ không gì đáng sợ bằng con phải phụ thuộc vào một cái gì đó mới ngủ được. Thế nên xem video các bé lớn nằm tênh hênh tự ngủ, con mình 6 tuần ắt phải làm được như thế, thế là "xắn tay lên" làm. Kết quả, con hát opera nguyên sáng và mẹ bỏ cuộc rèn con tự ngủ luôn từ khi chưa bắt đầu.

Ở bé sơ sinh, cũng như các động vật khác, ngủ là bản năng sinh tồn. Các em bé sơ sinh sẽ ngủ khi mệt, nếu được hỗ trợ đúng cách.

Điều kiện thiết yếu cho một em bé có thể tự ngủ được là 4S và 5S. Đây cũng là một lợi thế của tự ngủ sơ sinh, vì chỉ cần các yếu tố này, và khi con ở giai đoạn ổn định thể chất (khoảng 4-8 tuần tuổi) thì con có khả năng tự ngủ rất nhanh chỉ với quấn, whitenoise (tiếng ồn trắng) và ti giả.

Sau giai đoạn này, các công cụ hỗ trợ giảm dần hiệu quả trong giới thiệu kĩ năng tự ngủ từ đầu cho bé. Và đến 4 tháng, khi các công cụ hỗ trợ này không còn hiệu quả nữa, tự ngủ sẽ đồng nghĩa với cực nhiều nước mắt và công sức của con và mẹ. Đó là nguyên nhân các mẹ luôn được khuyên là hãy giúp con có kĩ năng tự ngủ khi chưa quá muộn.

3. Không tạo lập thói quen ngủ cho trẻ

Các mẹ xem các đoạn cắt video rèn con tự ngủ từ trên mạng, những lời kể của bạn bè quen và chưa quen và nhầm tưởng rằng: cứ đến giờ, bế con vào phòng và đặt phịch con xuống cũi là con tự ngủ được. Mọi chuyện không dễ dàng như thế. Đến tập thể dục còn có bước khởi động. Bật máy tính còn có đoạn load chương trình mà các mẹ muốn con từ trắng sang đen, từ thức sang ngủ mà không có chuyển giao như thế, đừng mơ!

Đến 70% các mẹ luyện con tự ngủ bỏ qua bước winddown (bế vác - thư giãn) đã thất bại. Và khi được hướng dẫn lại thì bé được thông báo về giờ ngủ, do đó tự ngủ rất nhanh.

Winddown là bước có ý nghĩa cực kì quan trọng vì nó báo hiệu chuyển giao trạng thái động (thức) sang trạng thái tĩnh (thư giãn, chờ giấc ngủ). Winddown với các bé chưa quen thường cần làm dài hơn (10-20 phút) so với các bé đã có nếp, nhiều bé đã có nếp, thời gian winddown giảm xuống còn chưa đầy 1 phút.

4. Thiếu nút chờ

Phải đến 90% các mẹ cho bé dưới 8 tuần tuổi tự ngủ mắc lỗi này. Mẹ cho con bế vác - thư giãn xong, đặt con và như thể cố níu kéo tình mẹ con tưởng chừng bị cắt đứt từ đâu, mẹ ra sức vỗ và con bị làm phiền không thể tự tìm đến giấc ngủ.

Hầu như không mẹ nào dám rời con ra khỏi vòng tay sau khi đặt, như một sự phủ định ngay từ đầu: Chắc con không thể làm được!

Tự ngủ cũng hơi giống việc muốn học được cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp thì mẹ phải thả tay ra khỏi người con. Hãy cho con một cơ hội tự xoay sở!

Những sai lầm thường gặp của các mẹ khi rèn con tự ngủ - Ảnh 4.

Các bé cần có thời gian tự điều chỉnh để có thể tự ngủ.

Hầu hết các mẹ sau khi thực hiện nút chờ: đi ra ngoài chờ con khóc đủ 3-5-7 phút mới vào đặt ti giả, shh/pat thì bé tự ngủ được. Đến 70% các mẹ được hướng dẫn áp dụng nút chờ này con tự ngủ được ngay sau lần chờ đầu tiên. Khi tự ngủ thành thục thì thời gian này biến mất, không còn tiếng khóc nữa. Nhưng để học được cách tự nín, thì con sẽ khóc.

Nhiều mẹ khác bế dỗ hẳn 3 tiếng đồng hồ, bằng ru bằng ti các kiểu, con khóc ngằn ngặt, mẹ thì không dám buông. Chính mẹ đó là người mình đã khuyên đặt con xuống 5 phút, sau đó vào cho con ti giả. Em bé ngủ trong vòng chưa đến 1 nốt nhạc sau khi được "để cho tôi yên". Đó cũng là lần đầu tiên mẹ nhận ra, con có khả năng tự ngủ và mẹ đang làm phiền và cản trở cách tự trấn an của con.

5. Một đập ăn quan – đổi phương pháp liên xoành xoạch

Nhiều mẹ hùng hục khí thế dạy con tự ngủ, nhưng được 1 lần tự ngủ, lần sau không theo ý muốn, điên cuồng và bỏ luôn. Nhiều mẹ không chờ qua nổi phản kháng, và nói hôm trước được, hôm nay hỏng, thôi bỏ, làm cái khác!

Những kĩ năng cơ bản như học viết, học cầm bút, học lái xe... còn mất 20h thực hành tối thiểu mới được qua giai đoạn sơ khai, thế mà kĩ năng tự ngủ, tự trấn an cần bình tĩnh và thư thái các mẹ ép con phải làm một lần được luôn, chỉ có thể là thiên tài!

Hãy cho con có thời gian điều chỉnh các mẹ nhé!

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyền thông Singapore e ngại Xuân Son

Truyền thông Singapore e ngại Xuân Son

GD&TĐ - Truyền thông Singapore nhận định tiền đạo nhập tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Son là ‘hiểm hoạ’ đối với ‘Bầy sư tử’ tại bán kết ASEAN Cup 2024.