Bông cải xanh được đánh giá là có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có khả năng chống lại rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Nhưng việc chế biến loại rau này thế nào để giúp cơ thể hấp thu được hết chất dinh dưỡng thì không phải ai cũng nắm được. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về những sai lầm khi chế biến bông cải xanh mà rất nhiều người mắc phải.
1. Vứt cuống của bông cải xanh khi nấu
Không nên vứt cuống bông cải xanh khi sơ chế |
Bạn nghĩ rằng phần cuống của bông cải xanh không có chứa thành phần giúp ích gì cho cơ thể, vì vậy bạn thường bỏ chúng đi khi chế biến. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng vì phần cuống là một bộ phận chứa nhiều chất xơ hơn cả so với bông cải, bạn có ngạc nhiên về điều này không?
Thậm chí, khi được nấu lên, nó còn có vị ngọt hơn rất nhiều bông cải. Vì vậy, khi chế biến món ăn bạn nên chế biến cả phần cuống và chú ý nên bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài để không bị cứng cũng như nên nấu thời gian lâu hơn so với các bộ phận khác.
2. Bỏ lá của bông cải
Khi sử dụng bông cải, nếu bạn có thói quen bỏ lá thì đây là một sai lầm cực kỳ lớn. So với các bộ phận khác thì trong lá bông cải có chứa hàm lượng beta-carotene rất cao. Chất này hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa và chống lại các bệnh ung thư. Bên cạnh đó, nó cũng chứa rất nhiều lượng vitamin A, C.
Thống kê cho thấy rằng, 43% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày được đáp ứng bởi 30gr lá bông cải xanh.
Vì vậy, nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh, bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi cũng sẽ giảm đáng kể nếu ăn bông cải xanh kèm theo lá hàng ngày. Bạn có thể chế biến lá tương tự như bông cải như luộc, xào, nướng.
3. Luộc bông cải trong nước
Luộc bông cải xanh trong nước làm mất đi nhiều vitamin |
Mọi người thường có thói quen luộc bông cải trong nước như nhiều món ăn khác, nhưng việc làm này sẽ vô tình làm cho lượng vitamin, các khoáng chất trong đó bị hòa tan vào nước và gây ra tình trạng bay hơi các chất dinh dưỡng.
Để bông cải xanh có thể phát huy được tác dụng đối với sức khỏe, bạn hay đem chúng hấp sơ qua và sử dụng. Cách khác để có thể hấp thu hết các dưỡng chất vốn có trong bông cải xanh bạn có thể ăn sống, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng cách như vậy.
Chiên xào hoặc chế biến bông cải xanh quá chín là điều mà bạn tuyệt đối không nên làm. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm ớt, mù tạt vào trong món ăn để hạn chế tình trạng ngán… Đồng thời, khả năng phòng chống ung thư của bông cải xanh cũng được tăng cường bởi các loại gia vị này.
Lời khuyên hữu ích dành cho bạn khi sử dụng bông cải
Chọn bông cải màu xanh đồng nhất, tươi mới và không bị dập nát |
- Cách chọn lựa và bảo quản
Hãy chọn những bông cải có màu thật xanh đồng nhất, phần thân và cuống hoa thật rắn chắc, thon và giòn, hoa nép sát khít vào nhau. Nếu bông cải còn lá thì lá phải còn tươi, không bị héo úa và có màu tươi tắn.
Bạn hãy nhớ hãy dùng túi ni lông để miệng hở để cất giữ bông cải trong tủ lạnh khi chưa ăn ngay . Làm như thế sẽ giữ được hương vị, độ tươi cũng như lượng vitamin C vốn có trong bông cải.
Tốt nhất, sau khi mua bông cải xanh từ một đến hai ngày là bạn nên sử dụng và chế biến món ăn. Tuy nhiên, thời gian để bạn cất trữ trong tủ lạnh để bông cải xanh giữ nguyên giá trị dinh dưỡng là trong vòng bốn ngày.
- Nấu và chế biến
Bạn có thể thưởng thức theo sở thích của mình theo nhiều cách khác nhau chẳng hạn như ăn sống, hoặc thêm vào món salad của mình. Giống như một món phụ, bạn cũng có thể xắt nhuyễn và cho vào các món xào, súp hoặc nui mì.
Cơ thể của bạn sẽ hấp thu rất nhiều lượng chất béo nếu như bạn đem hầm bông cải xanh với phô mai, vì vậy bạn tuyệt đối không nên làm điều này. Thay vào đó, bạn hãy đem trộn bông cải xanh với ít nước cốt chanh tươi, vụn bánh mì nướng, hạt mè để làm cho món ăn của bạn thanh nhẹ hơn.
Hãy bổ sung ngay bông cải xanh vào những bữa ăn của bạn và tránh những sai lầm khi chế biến bông cải xanh để có được sức khỏe như mong đợi nhé.