Những phát minh của con người bắt nguồn từ thiên nhiên
Nhưng có những phát minh không phải do con người nghĩ ra, mà mô phỏng theo động thực vật tự nhiên. Phiên bản tự nhiên "vĩ diệu" hơn có trước phiên bản nhân tạo.
Ví dụ như: bóng đèn LEĐ sang hơn nhờ sáng kiến từ đom đóm. Sau đây là 6 ý tưởng phát minh của con người bắt nguồn từ thế giới tự nhiên:
Khóa dán dính Velcro bắt nguồn từ hoa cỏ gai
Kỹ sư George de Mestral, người Thụy Sĩ, đã quan sát hoa cỏ gai của cây ngưu bàng bám trên quần mình và trên con chó trong một chuyến đi săn.
Rồi anh chợt nghĩ những cái móc bé tí của hạt phấn hoa làm nó có thể mắc vào mọi thứ, như sợi vải.
Tư đó, sau hơn một thập kỷ thử nghiệm mô phỏng móc gai dính vào vải sợi, anh Mestral đã phát minh ra khóa dán dính gọi là Velcro.
Khóa dán dính Velcro được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống.
Hiện nay, khóa dán dính Velcro được sử dụng rất phổ biến để dán giày thay cho dây buộc, dán nắp túi, ví, cặp v.v… nhờ sự tiện lợi của nó.
Công nghệ SONAR phát hiện tàu ngầm bắt nguồn từ cá heo
Vụ chìm tàu Titanic vào năm 1912 làm các nhà nghiên cứu trăn trở phát triển công nghệ theo dõi vật thể dưới nước.
Năm 1915, nhà vật lý người Pháp Paul Langevin phát minh ra hệ thống tận dụng sóng âm thanh và tiếng vang của nó để định vị vật thể dưới nước, được gọi là SONAR.
Ảnh miô phỏng công nghệ SONAR
Trong khi công nghệ này còn mới mẻ với con người, thì một số loài động vật vốn dĩ thường định hướng âm thanh để di chuyển, săn bắt mồi và tìm mồi.
Ví dụ: Dơi, cá heo phát ra âm thanh và nghe tiếng vang để phát hiện và xác định các vật thể quanh chúng.
Giác hút ra đời dựa vào vòi bạch tuộc
Giác hút là công cụ ma thuật dùng để gắn hay treo đồ vật lên bề mặt phẳng, theo nguyên lý chân không và áp suất. Có thể dùng nó để gắn đồ vật lên tường hoặc cả tòa nhà lớn.
Con người lần đầu tiên được cấp bằng sáng chế ra giác hút vào những năm 1980. Tuy nhiên, giác hút được sáng tạo ra dựa vào súc tu bạch tuộc.
Giác hút và súc tu bạch tuộc.
Những đường rãnh đồng tâm nhỏ bé trên gờ súc tu hút giúp cho bạch tuộc bám vào bề mặt nhẵn ngay cả khi ở dưới nước.
Tàu hỏa siêu tốc được cải tiến dựa vào mỏ chim bói cá
Tàu hỏa siêu tốc vốn được thiết kế mô phỏng theo viên đạn. Phiên bản tàu hỏa siêu tốc ban đầu đã đạt thành công, nhưng bị nhược điểm là phát ra tiếng ồn rất lớn khi đi ra khỏi đường hầm.
Kỹ sư đường sắt Nhật Bản Eji Nakatsu cũng là người quan sát chim trời rất tinh. Ông đã áp dụng đặc điểm của mỏ chim bói cá vào tàu hỏa siêu tốc.
Tàu hỏa siêu tốc và chim bói cá.
Sáng kiến này không chỉ giải quyết nhược điểm tiếng ồn, mà còn làm tăng hiệu suất năng lượng và tàu chạy nhanh hơn.
Băng dính Scotch ra đời dựa vào tắc kè hoa
Richard Gurley Drew đã sáng chế ra băng dính vào năm 1922 khi ông đàng làm kỹ thuật viên phòng thí nghiệm của công ty 3M.
Ông đã giao các mẫu giấy cát cho các cửa hàng ô tô địa phương. Nhân viên ở đó thường than phiền về vết bám của băng dính họ dùng khi sơn ô tô.
Ông Drew đã thử nghiệm trong suốt 2 năm nhiều loại băng dính khác nhau để không để lại vết khi bóc ra. Kết quả là băng dính Scotch ra đời dựa vào tắc kè hoa.
Băng dính Scotch và tắc kè.
Con tắc kè bám vào bề mặt nhẵn nhờ hàng triệu lông cực nhỏ trên gan bàn chân chúng. Chỉ bằng cách thay đổi hướng của lông, tắc kè có thể bám chặt mà không để lại dấu vết.
Đèn LED sáng hơn dựa vào phát kiến từ đom đóm
Vỏ bên ngoài của đèn LED phản chiếu một số ánh sáng bên trong làm giảm hiệu quả và ánh sáng của đèn.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã dựa vào ánh sáng đom đóm để giải quyết vấn đề này. Họ thấy rằng đom đóm có bộ xương ngoài lởm chởm lộ ra vảy và thân cong nghiêng.
Kết cấu đó làm ngăn chặn sự phản chiếu và để ánh sáng tỏa ra nhiều nhất.
Đèn LED và đom đóm.
Nhà nghiên cứu Nicolas André thuộc trường ĐH Sherbrooke ở Canada đã dùng tia laze để tạo ra kết cấu giống như đèn LED và thấy nó sáng hơn 1,5 lần.