Những nữ chiến binh mạnh mẽ, quả cảm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Thần thoại Hy Lạp từng nhắc tới một đội quân toàn nữ, bí ẩn, đánh đâu thắng đó nhờ những kỹ thuật chiến đấu điêu luyện và cả sự gan dạ, quả cảm.

Nữ chiến binh Dahomey.
Nữ chiến binh Dahomey.

Họ được gọi là những nữ chiến binh Amazons và sống tại vùng cửa sông cận biển hoặc một nơi xa xôi ngoài Hắc Hải. Những tưởng đó chỉ là chuyện tưởng tượng song ở đời thực, cụ thể là vùng đất Dahomey (ngày nay thuộc Benin - Tây Phi) vào thế kỷ 18 - 19, đã có một đội quân như vậy.

Ngay từ khi 8 tuổi, các bé gái đã được huấn luyện để trở thành các tân binh của hoàng gia. Ai nấy đều quen với vũ khí, đấm đá, lăn lộn, chai sạn, dạn dày sương gió. Được rèn luyện để phục vụ quốc vương nên cả đời họ không lấy “chồng”, ngoại trừ là “người” của đức vua.

Họ cũng bị cũng hạn chế sinh nở để toàn tâm chiến đấu vì hoàng gia. Do vậy, đội quân này sau này được đặt tên là nữ chiến binh Dahomey Amazons dựa theo những phẩm chất phi thường giống với những nữ chiến binh Amazons trong thần thoại xưa.

Nữ chiến binh Dahomey Amazons luôn xông pha trận mạc mà không e ngại hòn tên mũi đạn, sợ hãi trước kẻ địch binh hùng tướng mạnh. Họ cũng không nương tay trước kẻ thù nào khiến cho chúng phải khiếp sợ.

Mới đầu khi đơn vị được thành lập, họ có tên gọi chung là Gbeto (những nữ thợ săn voi, là danh xưng cao quý). Song đến thời vua Ghezo thế kỷ 19 bắt đầu định hình tên Ahosi (vợ vua/ bà lớn) hay Mino (mẹ của chúng ta) và sau nữa là Dahomey Amazons trong sách vở phương Tây.

Cũng vào thời gian này, tại Thái Lan, cũng có một đội quân nữ đông tới 400 người, thường xuyên mang đao kiếm, cung nỏ đi hộ vệ vua và canh giữ cửa cung.

Trong lịch sử quân đội châu Á, đây có lẽ là một lực lượng quân đội nữ tinh nhuệ đông đảo và cũng sắc sảo nhất vì họ không chỉ giỏi chiến lược, can đảm mà còn hết mực trung thành với hoàng gia.

Song nếu so với lực lượng nữ tinh binh của vua Ghezo thì số lượng trên vẫn chưa đáng kể gì, do ở đây có tới 10 nghìn người. Tất cả đều mang giáo mác trong khi ngang lưng dắt dao ngắn, dao nhíp được làm từ cây keo gai.

Mỗi ngày, từng người đều phải trải qua quá trình khổ luyện, rồi những cuộc báo động, đánh úp giả bất ngờ nhằm rèn rũa tinh thần lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu… Bù lại, họ được phần thưởng rất cao, chiếm một phần không nhỏ chiến lợi phẩm trên sa trường, được ở trong cung và có người hầu riêng.

Mỗi khi họ đi đâu, đều có tùy tùng theo sau, trong đó nhiều người hầu là nam giới. Chỉ cần nghe tiếng chuông của thị nữ Dahomey, dân chúng đều phải dạt ra đôi bên, như thể tránh đường cho kiệu vua.

Đại thể, đội quân nữ Dahomey có ba cánh quân, mỗi bên lại có 5 tiểu đội, gồm: Gbeto (săn voi) cầm theo các loại thương; đội Gulohento cầm kiếm, súng để đánh khoảng cách gần; đội Nyekplohento cầm dao sắc cán dài, có thể tấn công nhanh dồn dập, trực diện; đội Gohento cầm cung nỏ và là các xạ thủ chuyên nghiệp và đội Agbalya là những người giỏi bắn súng, các vũ khí tối tân mới lạ…

Có thể nói ngoài quân đội nam, huy động sức mạnh toàn dân, quân đội nữ Dahomey là một lực lượng vô cùng quan trọng, có ý nghĩa như đặc công tinh nhuệ của nhà vua, giúp đánh bại thù trong giặc ngoài. Trong nhiều thế kỷ kể từ lúc sơ khai, họ đã bảo vệ dân tộc Fon của mình và cả vương quốc Dahomey trước nhiều giặc thù và sau cùng là trước thực dân châu Âu.

Theo những ghi chép của nhiều lính Pháp vào cuối thế kỷ 19 thì quân Pháp đã phải đối mặt với một đội quân “tóc ngắn” (cứ tưởng là nam) vô cùng ghê gớm và kiên cường, bất phục. Do đó quân Pháp nhiều lần đã bị đẩy lùi, hao tốn sinh lực. Tuy nhiên, trước súng ống tiên tiến và sức mạnh ồ ạt của quân Pháp, cuối cùng họ cũng thua.

Người ta cho rằng, những nữ chiến binh sau cùng đã ra đi từ những năm 1940. Song đến năm 1978, một nhà sử học của Benin vẫn tìm thấy một phụ nữ tại làng Kinta tự nhận mình là người đã tham chiến trong trận nảy lửa đánh Pháp vào năm 1892 và khi mất đã sống qua 100 tuổi. Và có lẽ, bà mới là nữ chiến binh cuối cùng.

Nữ chiến binh Dahomey Nanlèhoundé Houédanou.

Nữ chiến binh Dahomey Nanlèhoundé Houédanou.

Thế nhưng, hậu duệ của họ hẳn vẫn còn sống và giờ đang tham gia nhiều hoạt động xã hội. Đặc biệt có cụ bà Nanlehounde Houedanou 86 tuổi và Ayebeleyi Dahoui 73 tuổi ở Abormey. Ngoài những giờ phút lao động nông nghiệp, họ còn hay kể chuyện xưa về chính những người bà nữ chiến binh của mình cho con cháu và du khách.

Theo Post Guam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.