Nữ chiến binh Mông Cổ khiến Hốt Tất Liệt ám ảnh tới chết

Hốt Thốc Luân, còn được biết tới với những cái tên như Aigiarne, Aiyurug hay Khotol Tsagaan (cùng có nghĩa: Ánh Trăng) sinh ra vào khoảng 1260-1270. Cha Khutulun là Hải Đô, cháu Thành Cát Tư Hãn, một trong số những anh em họ của Hoàng đế nhà Nguyên - Hốt Tất Liệt.

Nữ chiến binh Mông Cổ khiến Hốt Tất Liệt ám ảnh tới chết

Khutulun, trong truyền thuyết cũng như các ghi chép lịch sử, được coi là nữ chiến binh Mông Cổ vĩ đại nhất. Không chỉ giỏi võ nghệ, bắn cung, Khutulun còn sở hữu những phẩm chất đặc biệt của một nhà quân sự - chính trị tài ba.

Giai đoạn 1260-1270, thời điểm Khutulun được sinh ra, cha nàng - Hải Đô là một trong những người giàu quyền lực nhất Đế chế Mông Cổ, trị vì từ tây Mông cổ đến Oxus, từ Trung tâm cao nguyên Siberia đến Ấn Độ, thậm chí còn nắm giữ sinh mệnh của Hãn Quốc Sát Hợp Đài.

nu chien binh mong co khien hot tat liet am anh toi khi chet hinh anh 1

Khutulun (Hốt Thốc Luân) - nữ chiến binh Mông Cổ vĩ đại nhất lịch sử.

Về mặt địa - chính trị, Vương quốc của Hải Đô là nhà nước chư hầu lệ thuộc triều đình nhà Nguyên của Hốt Tất Liệt. Nhưng trên thực tế, với quyền lực ngày một lớn mạnh và sự khác biệt về hệ tư tưởng với Hốt Tất Liệt, nên Hải Đô đã xây dựng Vương quốc của mình gần như 1 quốc gia độc lập, thậm chí đối chọi với nhà Nguyên.

Những cuộc chiến giữa Hải Đô và Hốt Tất Liệt và hậu duệ nhà Nguyên, trong các văn bản lịch sử, kéo dài tới hơn nửa thể kỉ.

Khutulun đã sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử như thế. Như 14 anh chị em của mình, Khutulun được huấn luyện để trở thành một chiến binh du mục thực thụ. Đấu vật, cưỡi ngựa, bắn cung, sử đao và dụng thương, Khutulun đều được huấn luyện từ nhỏ.

Và nàng sớm phát lộ tài năng thiên bẩm của một chiến binh kiệt xuất. Từ năm 16 tuổi, cô đã vượt trội tất cả những anh chị em mình và lần lượt đánh thắng hết thảy những thủ lĩnh giỏi nhất ở tất cả các bộ môn chiến đấu. Không chỉ vậy, Khutulun còn là người rất chịu khó học hỏi và có đam mê đặc biệt với những ghi chép về quân sự.

Hải Đô vì thế đặc biệt yêu quý Khutulun. Với Hải Đô, Khutulun khi trưởng thành không chỉ là đứa con khiến ông tự hào nhất mà còn là cánh tay phải trong những chiến dịch quân sự quan trọng. Rất nhiều trận chiến với Hốt Tất Liệt, Khutulun luôn sát cánh cùng cha và thậm chí còn đóng vai trò như 1 quân sư.

Theo Marco Polo, khi Khutulun đến tuổi 18, Hải Đô tính chọn con trai cả của gia tộc đồng minh Choros làm rể tuy nhiên nàng đã nhất mực khước từ ý nguyện của cha mình.

Khutulun nói với cha, nàng sẽ chỉ kết hôn với người đàn ông do chính mình lựa chọn. Và “người được chọn” phải là một chiến binh có đủ tài nghệ để đánh bại nàng trong... môn đấu vật.

nu chien binh mong co khien hot tat liet am anh toi khi chet hinh anh 2

Khutulun thu chiến lợi phẩm hơn 1 vạn ngựa sau cuộc thi "đâu vật kén rể" mà nàng luôn là người chiến thắng những kẻ thách thức.

Hải Đô đồng ý với thỉnh cầu của con gái. Ngay lập tức, Khutulun đã ra bố cáo trên khắp Đế quốc Mông Cổ, bất cứ người đàn ông nào cũng được chào đón để… đấu vật với nàng.

Nếu thắng, Khutulun sẽ nhận người đó làm chồng. Nhưng nếu thua, kẻ thách thức sẽ phải trả cho nàng 100 con ngựa. Theo Marco Polo, chỉ trong vòng 1 năm “đấu vật kén rể”, Khutulun bất khả chiến bại và thu về hơn 10.000 ngựa chiến lợi phẩm.

Dù vậy, những ghi chép về người mà Khutulun lấy làm chồng lại không có sự thống nhất. Đó có thể là Ghazan, tộc trưởng Mông Cổ cai trị khu vực Ba Tư.

Là một kẻ nhận lệnh ám sát Khutulun từ Hốt Tất Liệt nhưng sau đó lại được nàng đem lòng yêu thương và hai người đã thành thân. Hoặc cũng có thể là một dũng tướng trong quân đoàn của cha cô – Hải Đô.

Trong các tác phẩm của Marco Polo, Khutulun được mô tả như là một chiến binh kiệt xuất bậc nhất của đế chế Mông Cổ. Ví dụ: “Ở tuổi trưởng thành, Khutulun đã đánh bại tất cả những chiến binh trai tráng của vương quốc”. Hay có đoạn: “Nàng ta có thể tiến thẳng vào lòng quân địch, lấy thủ cấp tướng địch hay cứu người dễ dàng như chim ưng bắt một con gà”.

Nổi tiếng với sự dũng cảm và sức mạnh phi thường nhưng tài bắn cung của Khutulun mới thực sự khiến quân địch khiếp đảm trên chiến trường. Trong 1 trận đánh với quân Nguyên – Hốt Tất Liệt, Khutulun từng bắn hạ 3 đại tướng của địch giúp đại quân của Hải Đô thắng lớn, chiếm lại 1 số vùng đất trọng yếu ở Tân Cương.

nu chien binh mong co khien hot tat liet am anh toi khi chet hinh anh 3

Tài bắt cung tuyệt luân của Khutulun giúp quân đội của Hải Đô thắng lớn nhiều trận.

Những năm cuối đời (1291-1294), Hốt Tất Liệt từng treo thưởng "10 vạn lượng vàng và 1000 ngựa chiến" cho cho bất kì sát thủ nào lấy được đầu Khutulun. Đấy là bằng chứng cho thấy Hoàng đế nhà Nguyên thực sự bị ám ảnh bởi tài nghệ kiết xuất của Khutulun.

Truyền thuyết Mông Cổ kể rằng, từng có 7 sát thủ được cử để để giết Khutulun trong quãng thời gian này nhưng tất cả để bị nàng đánh bại, bắt làm tù binh.

Hải Đô, trong một số nguồn sử liệu, được cho là muốn Khutulun thay mình trị vị vương quốc sau khi ông chết. Tuy nhiên, ý chỉ của Hải Đô lại vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ những người anh trai của Khutulun. Năm 1301, Hải Đô qua đời và Khutulun rơi vào cuộc chiến tranh giành quyền lực với các anh trai.

Cuộc đời của nữ chiến binh vĩ đại nhất Đế chế Mông Cổ Khutulun kết thúc vào năm 1306, chỉ 5 năm sau ngày cha nàng mất. Nhưng cho tới ngày hôm nay, nguyên nhân đẫn đến cái chết của nàng vẫn là 1 sự bí ẩn!

Theo danviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.