Những nơi ở châu Á đầu tư nhiều nhất cho GD

HS Hàn Quốc học thêm
HS Hàn Quốc học thêm

Để đánh giá vấn đề đầu tư nuôi dưỡng nhân tài trong bảng xếp hạng Tài năng thế giới IMD năm 2019, viện trên đã có cách tiếp cận toàn diện, tính đến đầu tư công và chất lượng GD của từng nơi, hệ thống học việc, đào tạo nhân viên cho các công ty cũng như phát triển lực lượng lao động nữ và tình trạng cơ sở hạ tầng y tế.

“Hầu hết các nền kinh tế hàng đầu đều nhấn mạnh vào phát triển tài năng dài hạn bằng cách tập trung vào đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, sự nhấn mạnh này vượt ra ngoài các khía cạnh học thuật thuần túy để bao gồm thực hiện hiệu quả việc học nghề, đào tạo nhân lực. Cách tiếp cận như vậy đảm bảo sự liên kết nhất quán giữa cung và cầu về tài năng” – Giáo sư Arturo Bris, Giám đốc Trung tâm Cạnh tranh thế giới IMD cho biết.

“Tài năng là một trong những động lực chính của năng lực cạnh tranh trong thời gian dài” – ông giải thích rằng các nơi cần làm hơn nữa để “tạo ra và thu hút nhân tài, đảm bảo lực lượng lao động phù hợp yêu cầu của nền kinh tế”.

Châu Á từ lâu đã nổi tiếng về học vẹt và chảy máu chất xám, đây là khu vực đầu tiên mà hầu hết mọi người cho là nơi nổi tiếng về đầu tư cho tài năng. Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng Tài năng thế giới năm 2019 của IMD, có những người khổng lồ châu Á tạo ra được bước tiến lớn trên mặt trận này, tăng cường được sự thống trị trong các bảng xếp hạng trường ĐH trong khu vực và mau chóng thay đổi nhân khẩu học đối với dân số nữ, từ người nội trợ thành các chuyên gia làm việc.

Dưới đây là 5 địa điểm châu Á đang tích cực hỗ trợ tài năng:

1. Israel

Quốc gia Tây Á này đứng đầu châu Á và đứng thứ 17 trên thế giới – cao nhất trong số các nước châu Á về đầu tư cho tài năng. “Sức mạnh trong yếu tố này là tổng chi tiêu công cho GD (xếp thứ 4) và phần trăm nữ giới trong tổng lực lượng lao động (thứ 11)” – bản báo cáo nhấn mạnh.

2. Hàn Quốc

Hàn Quốc theo sau Israel và đứng ở vị trí 19 ở châu Á, đứng thứ 33 trên thế giới, lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản. Đất nước này đã tiến bộ trong cả 3 yếu tố được bảng xếp hạng đánh giá. 2 yếu tố khác là “sự thu hút” (khả năng thu hút nhân tài trong và ngoài nước) và “tính sẵn sàng” (chất lượng kỹ năng và năng lực có sẵn trong nước).

Trong bảng xếp hạng này, Hàn Quốc thể hiện sự tiến bộ như trong chi tiêu của chính phủ cho GD mỗi HS và thực hiện các chương trình học nghề.

3. Hong Kong

Khu vực hành chính Hong Kong xếp thứ 20 về đầu tư và phát triển, đồng thời đứng đầu Đông Á trong bảng xếp hạng tổng thể. Hong Kong được đánh giá cao nhờ tỷ lệ phần trăm nữ giới trong lực lượng lao động và kết quả đánh giá năng lực HS PISA (một kỳ thi do Khối Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD tổ chức). Nhờ những kết quả này, Hong Kong xếp thứ 3 trên thế giới về đầu tư cho nhân tài.

4. Đài Loan

Với điểm số 64,95 trong yếu tố đầu tư và phát triển, Đài Loan đứng ở vị trí 24 trên thế giới về mặt này, vượt qua các nước có hệ thống GD nổi tiếng như ở Anh, Canada và New Zealand. Đài Loan cũng tiến bộ rất nhanh trong năm nay khi vượt lên 7 bậc để xếp thứ 20 trong bảng xếp hạng Tài năng thế giới IMD năm 2019.

5. Singapore

Nước này xếp thứ 25 về đầu tư và phát triển, chủ yếu nhờ sự hiệu quả trong các yếu tố Sẵn sàng, bao gồm cả kết quả đánh giá HS của PISA (đứng đầu thế giới) và phần trăm SV tốt nghiệp trong ngành khoa học (xếp thứ 2 trên thế giới).

Tuy Singapore xếp thứ 5 về đầu tư và phá triển nhân tài, báo cáo trên lưu ý rằng nước này “xếp hạng khá thấp trong vấn đề học nghề và ưu tiên đào tạo lao động (xếp thứ 28), phần trăm nữ giới trong lực lượng lao động (thứ 32) và mức độ thu hút (xếp thứ 43).

Theo Study International

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.