Những người tuyệt đối không được ăn ớt

Có lẽ trong số những loại gia vị có trong gian bếp mỗi gia đình, ớt được xem là đặc biệt nhất. Nếu như hành, tỏi hay các loại rau gia vị thông thường, khi sử dụng có thể tùy theo sở thích để chế biến cùng thực phẩm nhưng ớt lại hoàn toàn khác, tuyệt đối không không được ăn nhiều.

Người bị bệnh dạ dày

Nhóm người hay bị viêm loét dạ dày mãn tính hoặc người bị viêm thực quản cần phải tránh ăn ớt tuyệt đối. Vị cay của ớt có thể gây bỏng da nên sẽ gây hại cho niêm mạc dạ dày.

Ăn cay còn ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu và làm loét dạ dày trầm trọng.

Bên cạnh đấy, ăn ớt khi mắc bệnh dạ dày còn làm tăng nhanh nhu động đường tiêu hóa, khiến bạn bị tiêu chảy và đau bụng quằn quại. Nếu muốn sớm khỏi bệnh thì trong quá trình điều trị cần tránh ăn ớt hết sức có thể.

Những người mắc bệnh thận

Người bị bệnh thận hãy cố gắng kiểm soát tốt chuyện ăn uống, đặc biệt là gia vị cay trong bữa ăn hàng ngày.

Các bác sĩ cho biết, trong ớt có những nguyên tố mang vị cay như capsaicin khi ăn vào sẽ phải thông qua thận để thải ra ngoài, khiến thận bị tổn thương và nặng nhất là thoái hóa chức năng thận.

Người có bệnh về mắt

Khi đang mắc phải những bệnh như viêm giác mạc, đau mắt đỏ, ngứa mắt hay nhiều vấn đề khác thì hãy hạn chế ăn ớt. Nếu lỡ ăn, chất cay trong ớt sẽ khiến vết ngứa khó chịu hơn và làm sưng mí mắt, nóng mắt, thậm chí là tăng nhãn áp.

Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, bệnh phổi, viêm tuyến tụy

Trong ớt có chứa các nhân tố khiến lượng máu trong quá trình tuần hoàn tăng cao và làm tim đập nhanh. Nếu xảy ra liên tục thì bệnh nhân dễ bị suy tim, thậm chí tử vong.

Ngoài ra, chất kích thích của ớt làm tăng dịch vị dạ dày, khiến túi gan co lại, làm cho dịch gan tiết ra khó hơn. Càng ăn ớt chừng nào thì bạn càng có nguy cơ mắc viêm túi gan và viêm tuyến tụy.

Phụ nữ có thai và mới sinh con

Chị em phụ nữ đang mang thai hoặc vừa "lâm bồn" cần hạn chế tối đa các món cay, dù có thèm đến thế nào đi nữa. Vì lúc này, cơ thể người mẹ rất yếu và đang trong quá trình hồi phục.

Nếu ăn cay không những khiến cơ thể bị nóng mà còn làm ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, đường ruột.

Ngoài ra, triệu chứng táo bón của chị em đang mang thai cũng nghiêm trọng hơn bởi kích thích từ các gia vị cay. Thai phụ nếu không đảm bảo sức khỏe sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho em bé.

ot

Ăn cay còn gây bệnh dị ứng cho con sau này, khi sinh ra sẽ khiến con bị rôm sảy và nóng nhiệt trong người.

Những người bị viêm da hoặc nhiều mụn

Ăn ớt nhiều không chỉ ra gây nóng trong người mà còn làm cho da bị viêm và nổi mụn nghiêm trọng.

Người vừa phẫu thuật xong

Những vết mổ của người sau khi phẫu thuật đều cần phải có thời gian để phục hồi. Nếu ăn ớt vào giai đoạn này, bạn đang vô tình khiến các vết thương lở loét nóng rát hơn bình thường.

Thế nên dù đang thèm ăn ớt, ăn cay, bạn cũng chỉ nên tiêu thụ một lượng ớt vừa phải sau phẫu thuật để tránh những hậu quả không đáng có về sức khỏe.

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ

Không ngẫu nhiên mà mọi bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân bị trĩ hãy hạn chế ăn ớt. Bởi các chất kích thích trong ớt gây ra tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.

Chưa kể ớt cay còn làm bạn đau rát mỗi khi đi ngoài, khiến bệnh tình lâu lành hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể chế biến một số bài thuốc trong đông y hỗ trợ điều trị từ vị ớt:

- Chữa đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh: Quả ớt giã nát, ngâm rượu với tỷ lệ 1/2 (một phần ớt tươi, 2 phần rượu) dùng xoa bóp. Có thể lấy hạt ớt phơi khô, tán bột viên làm cao dán (dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác)…

- Chữa rắn rết cắn, côn trùng đốt: Ớt tươi 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ ớt chỉ thiên 80g, tất cả giã nát, thêm nước, gạn nước uống, bã dùng đắp lên vết cắn. Nếu là rết và côn trùng đốt dùng lượng ít hơn. Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15-30 phút nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa.

- Chữa đau dạ dày do lạnh: Ớt trái 1-2 quả, nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2-3 lần.

- Chữa tiêu chảy: Quả dùng uống trong với liều thấp (để tránh gây nôn mửa, ỉa chảy, viêm dạ dày và thận). Có thể dùng bột ớt 0,03g - 1g/ngày dùng để nấu vào món ăn.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ