Cùi dừa thơm giòn là phần cùi thịt của quả dừa già, có màu trắng và là phần ăn được của quả dừa. Trong cùi dừa có chứa dầu và nhiều proteine phong phú các chất có trong cùi dừa này rất có ích cho việc làm đẹp.
Cùi dừa còn được chế biến ra rất nhiều sản phẩm khác nhau như: bột sữa dừa, cơm dừa nạo sấy, cơm dừa đông lạnh… hay dùng nước cốt được chiết xuất từ cơm dừa để làm chất béo cho nhiều thực phẩm khác như: kẹo dừa, mứt dừa, bánh phồng, bánh tráng, các món ăn địa phương,…
Bên cạnh đó, các món ăn được làm từ cơm dừa như: xôi, mứt, kem hay chè… còn được coi là rất giàu dinh dưỡng và thơm ngon.
Mứt dừa là món ăn rất phổ biến trong ngày Tết nhưng không phải ai cũng nên ăn món ăn này.
Người thừa cân, béo phì
Trong mứt dừa chừa nhiều chất béo và đường nên người thừa cân, béo phì tuyệt đối không nên ăn. Nếu ăn mứt dừa sẽ gây hại cho sức khỏe, không kiểm soát được cân nặng, sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Người mắc bệnh tiểu đường
Mứt là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như đường bột, protein. Tuy nhiên, mứ thường quá ngọt, không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao.
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và người già rất kém. Chính vì vậy, đối tượng này không nên ăn quá nhiều bởi món mứt có thể gây ra cảm giác no, không ăn được thức ăn chính nên dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai có thể ăn mứt dừa nhưng không ăn quá nhiều vì mứt nhiều đường sẽ tăng cân nhanh nhưng không có dưỡng chất cần cho thai nhi tăng trưởng. Hơn nữa, ăn mứt dừa nhiều sẽ khiến cho mẹ bầu ăn mất ngon ở bữa chính. Điều này không tốt cho thai nhi.
Người bị tiêu chảy
Ăn nhiều mứt dừa chứa nhiều chất béo và đường nên không thích hợp đối với người bị tiêu chảy.
Người bị đầy bụng, tiêu hóa kém
Ăn nhiều mứt dừa dễ sinh đầy bụng, rất khó tiêu nên sẽ giảm mất cảm giác đói. Do đó, mọi người nên hạn chế ăn vào trong 2 bữa ăn chính.