Những món ăn ngày Tết cực độc với người bị tiểu đường

Những món ăn ngày Tết cực độc với người bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thuộc nhóm bệnh lý nội khoa, phát sinh hoặc bẩm sinh do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Với người bị tiểu đường type 2 (chiếm hơn 90% ca), chế độ ăn có vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh.

Mùa cuối năm và dịp Tết là lúc thị trường hay các gia đình thường trữ sẵn các loại bánh kẹo, hoa quả khô. Theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường cần hạn chế sản phẩm chứa chất béo bão hòa, hàm lượng tinh bột cao, đặc biệt nên tránh các loại bánh kẹo, mứt, hoa quả khô, nước ngọt do chứa nhiều đường tinh luyện, làm tăng đường huyết trong máu.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất cơ bản: đường bột, đạm, chất béo và chất xơ. Nếu kiêng khem quá mức và không cung cấp đủ dinh dưỡng, cơ thể sẽ trở nên thiếu chất, mệt mỏi.

Dù bận rộn đến đâu, người bệnh vẫn cần ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để cơ thể rơi vào tình trạng quá đói hoặc quá no. Người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh làm đường huyết tăng đột ngột, đồng thời lựa chọn các thực phẩm 'lành' cho căn bệnh của mình.

Những món ăn ngày Tết cực tốt và cực độc với người bị tiểu đường - ảnh 1
Trong những ngày Tết, người bị bệnh tiểu đường cần kiêng bánh chưng. Bởi gạo nếp là loại thực phẩm có có chỉ số GI cao, đây là yếu tố khiến cho lượng đường trong máu bị dao động và có thể tăng lên bất cứ lúc nào. Nếu bệnh nhân bị bệnh tiểu đường muốn ăn bánh chưng, thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng. Và dùng kèm theo với một ít rau xanh, để kiềm chế khả năng hấp thụ đường. Ảnh minh họa: Internet.

Những món ăn tốt cho người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: 
Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...

Những món ăn ngày Tết cực tốt và cực độc với người bị tiểu đường - ảnh 2
Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ. Ảnh minh họa: Internet

Những thực phẩm cực độc với người bị tiểu đường

Nhóm đồ ngọt, giải khát: Cà phê, kẹo, socola, các loại mứt, hạt dưa, hạt bí nên ăn số lượng ít, nên chuyển qua bánh mặn và bánh kẹo dành riêng cho người đái tháo đường.

Nên uống rượu vang đỏ, tối đa 200ml/ngày. Bia thì mỗi ngày uống không quá 1 lon. Nước ngọt thì uống loại dành cho người ăn kiêng hoặc uống trà xanh vừa mát vừa tốt cho người tiểu đường.

Không ăn đồ ngọt


Người bệnh tiểu đường cần kiêng đồ ngọt, đặc biệt ngọt nhân tạo như: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, nước ngọt có gas… và các vị ngọt quá đậm như: mía đường, hoa quả quá ngọt… thì người tiểu đường cũng cần hạn chế đến mức tối đa, vì người bị tiểu đường nếu nạp nhiều những đồ ngọt vào, lượng đường trong máu sẽ dễ vượt quá ưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép.

Những món ăn ngày Tết cực tốt và cực độc với người bị tiểu đường - ảnh 3
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo. Ảnh minh họa: Internet.

Hạn chế tinh bột

Tinh bột là một loại thực phẩm không thể thiếu trong mọi bữa ăn nhưng đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường luôn luôn được khuyến cáo rằng không nên ăn nhiều cơm trong mỗi bữa. Người bệnh tiểu đường cần phải kiêng khá ngặt nghèo. Kể cả các thực phẩm như cơm, phở, bún…cũng cần phải hạn chế.

Những loại thức ăn ăn liền như phở – cháo ăn liền cần phải kiêng kị tuyệt đối vì chúng không hề có lợi cho sức khỏe kể cả đối với người bình thường. Thay vào đó có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.

Không ăn đồ chứa nhiều chất béo


Chất béo cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cao nhất cho cơ thể. Ăn các đồ ăn chứa nhiều chất béo có thể khiến bạn tăng cân, khó kiểm soát được đường huyết.

Vì thế, người bệnh tiểu đường nên kiêng các chất béo bão hòa & cholesterol được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, nội tạng, đồ đông lạnh, pho mát, bơ sữa; thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem….

Những món ăn ngày Tết cực tốt và cực độc với người bị tiểu đường - ảnh 4
Người mắc tiểu đường cần kiêng đồ ngọt, đặc biệt ngọt nhân tạo như: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, nước ngọt có gas… và các vị ngọt quá đậm như: mía đường, hoa quả quá ngọt…thì người tiểu đường cũng cần hạn chế đến mức tối đa, vì người bị tiểu đường nếu nạp nhiều những đồ ngọt vào, lượng đường trong máu sẽ dễ vượt quá ưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép. Ảnh minh họa: Internet.

Không dùng đồ chứa chất kích thích

Rượu bia, những loại đồ uống có cồn, các thực phẩm có chứa chất kích thích là những loại đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối tránh xa, bởi những thức uống này khi kết hợp cùng các loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.

Trước khi nghỉ Tết nên tái khám bệnh để xác định lại chỉ số đường huyết, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có tư vấn kịp thời, đồng thời được chỉ định dùng thuốc cho hợp lý.

Cần được chuẩn bị đủ các loại thuốc cho bệnh đái tháo đường. Thuốc đái tháo đường là thuốc bác sĩ chỉ định dùng loại nào, không phải tự động mua thêm hoặc nghe tư vấn của người bán thuốc mua đủ các loại thuốc trị tiểu đường.

Nếu làm như vậy sẽ rất nguy hiểm cho việc giữ bình ổn chỉ số đường huyết, từ đó tai họa sẽ xảy ra bất cứ lúc nào không thể biết.

Theo Tiềnphong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ