Lời nói có tác động mạnh mẽ, đặc biệt là trong các mối quan hệ. Trong hôn nhân, tác động của lời nói còn sâu sắc hơn vì mức độ gắn bó, thân thiết. Tuy nhiên, những cuộc tranh cãi bằng lời nói nhanh chóng trở nên cạnh tranh, thậm chí là mạt sát nhau.
Cuối cùng, điều đáng tiếc, đau đớn đã xảy ra để rồi “già néo đứt dây”. Để tránh tình trạng này, bạn cần nghĩ trước các tình huống sau đây có thể xảy ra nếu lời nói thốt ra trong lúc cãi nhau. Ít nhiều sẽ giúp bạn lường trước moi việc nếu bạn còn muốn gìn giữ hôn nhân.
"Biết thế này thì …"
Đây thường là một trong những câu nói làm nhanh chóng đẩy mối quan hệ vợ chồng đi đến chỗ tồi tệ nhất. “Biết thế này, xưa kia tôi đã chẳng chọn anh/cô” “Biết thế này, tôi chọn người khác còn hơn” “biết thế này, tôi thà chọn độc thân còn hơn”…
Rất nhiều người khi cãi nhau đều thốt ra câu nói nay. Họ cứ nghĩ nói như thế họ sẽ thỏa mãn, sẽ làm cho đối phương cảm thấy hối hận. Nhưng không, người kia khi nghe câu này hẳn họ sẽ thất vọng vô cùng. Thậm chí họ sẽ thấy mình sai lầm, họ tự ti vì đã lấy một như bạn.
Câu nói dù là buột miệng hay cố tình thì cũng nói lên sự coi thường đối phương. Điều đó nói lên, rằng hóa ra sự lựa chọn là sai lầm, anh chọn em sai và em sai khi chọn anh.
Trong nhiều trường hợp, đối phương sẽ cảm thấy xúc phạm đến tình cảm, gây tổn thương sâu sắc đến mức có thể muốn đạp đổ tất cả, không còn muốn chung sống với người vừa thốt ra câu nói đó. Dù mâu thuẫn đến đâu, nên nhớ câu nói kia sẽ chỉ là cho tác dụng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn và sự mất kết nối khó có thể tha thứ.
"Không quan tâm" “Không cần biết”
Nếu câu nói này thốt ra trong lúc nóng nảy của một cuộc tranh cãi, nó có thể gây ra thiệt hại đáng kể. Nó sẽ kết thúc mọi giao tiếp cảm xúc về đêm. Họ sẽ nghĩ “không quan tâm, có nghĩa là đối phương không còn tình cảm, không còn cảm xúc với ta nữa rồi. Vậy thì không thể gần gũi nhau được nữa”.
Mấy từ này thực sự sẽ mở ra cuộc xung đột sâu sắc hơn bất cứ điều gì khác. “Hẳn là cô ấy/anh ấy muốn tách ra, muốn chia tay đây”. Với ý nghĩ đó, họ sẽ tìm cách “thiết lập cho bản thân một thế giới riêng” để khỏi phải phiền đối phương. Bởi vì “ không quan tâm", nghĩa là, "Tôi không có ý kiến. Tôi sẽ chọn cách sống riêng cho mình" “mặc ai nấy đi từ nay”; “Tôi không muốn làm điều này với anh nữa. Tôi không quan tâm đến anh. Mặc cho anh đi với ai thì đi, yêu ai thì yêu"
“Đồ ngu” “đồ con lợn” “đồ không có não”
Trong lúc quá khích, có thể một người sẽ nói “Anh/cô là đồ ngu”. Họ có thể bị cuốn theo quá nhiều cảm xúc và tổn thương đến nỗi đang không biết mình nói gì và điều ấy có tác hại thế nào cho đối phương. Điều ấy gần như mất lý trí khi thốt ra hai từ ấy. Nó thể hiện thiếu sự tôn trọng mà sau này không thể có cách giải thích nào phù hợp cho câu nói này. Tất cả những gì họ sẽ làm là đổ lửa vào xăng, làm gia tăng cơn khùng của kẻ điên.
Bởi vì, mỗi người thực ra đều biết, bản thân mình là duy nhất, mình có thể “ngu” thật nhưng với mình, không ai được phép nói điều ấy. Điều này không những xúc phạm, mà còn xem đối phương là kẻ bỏ đi. Một khi bị xem thường như vậy, đối phương sẽ khó lòng bỏ qua, dẫu lời nói ấy biết rằng được thốt ra trong lúc cãi nhau.
“Hãy biến đi” “Đi đi” “Đi cho khuất mắt tôi”
Những lúc bực bội khiến không kiểm soát được hết lời nói của mình. Họ đã thót ra lời nói chẳng khác nào là đuổi chồng/vợ mình ra khỏi cửa. Đó là lời thách thức “mặc xác, đi chết ở đâu thì đi cho khuất mắt”. Kết quả, họ quá shock với lời lẽ như vậy và với sự tự ái cao độ nên đi thẳng luôn.
Dù đi đâu chưa biết nhưng cứ biết là đi ra khỏi căn nhà ấy, khỏi cái người mà vừa đối đãi với nhau không bằng người ngoài kia. Lời nói ấy khác gì nhát dao?