Những lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhắm vào lĩnh vực quốc phòng của Nga

GD&TĐ - Mỹ một lần nữa mở rộng các lệnh trừng phạt đối với Nga. Các lệnh trừng phạt này được áp dụng với 2 công ty sản xuất các sản phẩm phòng không và một Trung tâm đào tạo sĩ quan phục vụ cho các hệ thống phòng không. Lý do là bởi các công ty này đã cung cấp vũ khí cho Triều Tiên, Iran và Syria.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cục thiết kế các thiết bị kỹ thuật ở Tula, Trung tâm huấn luyện lực lượng tên lửa phòng không ở Gatchina và nhà máy Avangard ở Moscow đã bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ. Theo đó, các tổ chức này đã vi phạm luật không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Mỹ cho rằng, các vũ khí được sản xuất tại các nhà máy này đã được cung cấp cho Iran, Triều Tiên và Syria, cùng với đó, các sĩ quan được đào tạo ở Gatchina đã tham gia vào hoạt động quân sự trên lãnh thổ các quốc gia này.

Theo các tài liệu, lệnh trừng phạt sẽ có hiệu lực trong vòng 2 năm, bắt đầu từ ngày 22/5 và có khả năng sẽ được gia hạn thêm.

Được biết, Cục thiết kế Tula đã sản xuất các tổ hợp tên lửa chống tăng, tổ hợp phòng không, súng đại bác và súng bắn lựu đạn.
 Được biết, Cục thiết kế Tula đã sản xuất các tổ hợp tên lửa chống tăng, tổ hợp phòng không, súng đại bác và súng bắn lựu đạn. 

Quyết định đưa các doanh nghiệp Nga vào danh sách trừng phạt đã được phê duyệt bởi ông Christopher Ford, Trợ lí Thư kí Mỹ về vấn đề an ninh quốc tế và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ngoài 3 công ty Nga, các công ty của Triều Tiên và Syria cũng phải chịu các lệnh trừng phạt.

Được biết, Cục thiết kế Tula đã sản xuất các tổ hợp tên lửa chống tăng, tổ hợp phòng không, súng đại bác và súng bắn lựu đạn. Nhà máy Avangard sản xuất các hệ thống phòng không S-300, S-400. Những vũ khí này được đưa vào phục vụ trong quân đội Nga và xuất khẩu ra nước ngoài. Còn Trung tâm huấn luyện Gatchina ở vùng Leningrad là nơi đào tạo chuyên gia cho các lực lượng tên lửa phòng không.

Trong lĩnh vực quốc phòng, các lệnh cấm của Mỹ áp dụng với việc nhập khẩu và xuất khẩu vũ khí và các vật liệu liên quan, các hàng hóa và dịch vụ 2 chiều từ Nga hoặc vào Nga. Việc hợp tác của Nga với các quốc gia khác cũng bị cấm vì điều này sẽ dẫn đến việc kích thích các chương trình phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo.

Đối với các công ty Nga, việc phải đối mặt với các lệnh trừng phạt mới của Mỹ có thể sẽ gây ra cho họ những tổn thất đáng kể.

Theo Gazeta.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.