Nhưng nếu được cung cấp thông tin chính xác để tránh những lầm tưởng không đáng có thì không những giúp các mẹ giảm bớt nỗi lo lắng, băn khoăn, mà còn hỗ trợ chuẩn bị cho thiên thần nhỏ một sự khởi đầu tốt đẹp.
Mẹ bầu và chuyện ốm nghén
Mẹ nghĩ: Thông thường từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 trở đi, phụ nữ mang thai thường xuyên bị những cơn ốm nghén hành khiến ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi. Đến tuần thứ 10, triệu chứng nghén nhiều hơn, và dần giảm đi khi đến tháng thứ 3 của thai kỳ. Cũng chính vì lẽ đó mà không ít các mẹ tự an ủi rằng nhịn ăn rất có thể là giải pháp an toàn để “trị” ốm nghén, thậm chí “nếu không ăn được thì dùng thuốc bổ, vitamin thay thế”.
Thực tế thì: Các mẹ nên khắc phục tạm thời chứng ốm nghén bằng cách ăn ít từng chút một và ăn nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, các mẹ tuyệt đối không được nhịn ăn, bởi khi mang bầu, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, mẹ cần lưu ý rằng các loại thuốc bổ hay vitamin có thể được bổ sung thêm dưới sự cho phép của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng như một giải pháp thay thế thức ăn trong giai đoạn ốm nghén.
Luyện tập khi bầu bì
Mẹ nghĩ: Nếu như trước đó cơ thể chưa hề làm quen với các bài tập thể dục thì khi mang thai lại càng không phải thời điểm thích hợp để rèn luyện. Đó là chưa kể, nhiều mẹ cho rằng thể dục trong thời gian mang thai chỉ nên chú trọng vào phần xương chậu, hông và lưng vì chúng hỗ trợ tối đa giai đoạn sinh nở sau này.
Thực tế thì: Việc luyện tập thể dục trong thai kỳ giúp mẹ giảm đau, giảm căng thẳng, đồng thời hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Các bài tập vùng xương chậu, hông và lưng được các chuyên gia chú trọng và khuyến khích luyện tập bởi giúp cho những bộ phận này được linh hoạt, dễ dàng hơn cho quá trình sinh nở sau này.
Tuy nhiên, các mẹ cũng cần kết hợp các bài tập nhẹ cho cơ bắp (tay và chân) để đem lại hiệu quả vận động và thư giản tốt nhất cho cả mẹ và bé. Các bác sĩ cũng khuyên rằng, các bà bầu khi có ý định tập bất cứ một bài thể dục nào cũng nên tham khảo ý kiến các huấn luyện viên hoặc qua các video để học hỏi kỹ thuật cũng như cường độ thích hợp. Thông thường, phụ nữ đang ở trong 3 tháng đầu của thai kỳ không được khuyến khích tập luyện theo một chương trình thể dục hay một môn thể thao chuyên nghiệp. Việc cơ thể hoạt động nhiều và nặng hơn thông thường có thể gây căng thẳng cho em bé của bạn. Nếu bạn muốn bắt đầu tập thể dục, hãy tới gặp bác sĩ trước.
Mẹ bầu và chế độ dinh dưỡng
Mẹ nghĩ: Ăn nhiều để thai nhi được to khỏe là điều cần thiết. Chưa kể, vì mong muốn thiên thần nhỏ khi ra đời sẽ là một đứa trẻ thông minh, lanh lợi nên các mẹ quyết định “kết thân” với trứng ngỗng trong suốt thai kỳ.
Thực tế thì: Việc ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến cân nặng vượt mức kiểm soát, làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, trầm cảm.v.v.. Các nghiên cứu khoa học chứng minh sự phát triển của bé sau này được xây dựng ngay từ trong thai kỳ bằng việc áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học. Bụng mẹ là thế giới đầu tiên của bé, việc bổ sung các chất dinh dưỡng và những tác động tích cực từ thai giáo là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ phát triển đồng đều 4 khía cạnh mà não bộ chi phối: trí thông minh, vận động, giao tiếp, cảm xúc của bé.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu: Bà mẹ cần bổ sung thêm khoảng 300calo mỗi ngày đối với phụ nữ hoạt động bình thường và cao hơn một chút với những người phải vận động nhiều. Một chế độ ăn uống cân bằng, có lợi cho bà bầu cần chứa 4 nhóm thực phẩm chính: Đạm, Tinh bột, Rau quả, Béo. Các dưỡng chất thiết yếu trong thời kỳ mang thai: Axit Folic, DHA, Choline, Sắt, Canxi, Kẽm…
Khởi đầu tốt đẹp nhất dành cho con
Mẹ nghĩ: Khởi đầu mà mẹ cần phải dốc hết sức để đầu tư cho con chính là sau khi thiên thần nhỏ cất tiếng khóc chào đời. Do đó việc bổ sung các chất dinh dưỡng, áp dụng các phương pháp nuôi dạy trẻ nhằm kích thích quá trình phát triển thể chất và phản xạ của bé khi bước ra thế giới bên ngoài được mẹ đặc biệt quan tâm.
Thực tế thì: Khoa học đã chứng minh, khởi đầu tốt đẹp nhất để giúp trẻ thông minh, nhanh nhạy là ngay từ trong thai kỳ, chứ không phải chờ bé chào đời rồi mới bắt đầu thúc ép. Các chuyên gia cho rằng giữa thai nhi và mẹ luôn cần có sự tương tác, trao đổi thông tin. Do đó, bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng giúp trí não phát triển toán diện, thai giáo cũng là phương pháp giáo dục cần thiết.
Những tiếng thỏ thẻ tâm sự của mẹ, những câu chuyện, âm nhạc du dương cũng góp phần quan trọng trong việc kích thích não bộ của bé hoạt động tốt hơn, giúp bé có một khởi đầu tốt đẹp ngay từ trong bụng mẹ. Hãy nhớ nhé, các mẹ cần tiến hành giáo dục sớm cho trẻ từ trong thai kỳ để mang lại hiệu quả tối ưu cho sự phát triển toàn diện của bé sau khi chào đời.
Để duy trì sức khỏe cho bản thân cũng như chuẩn bị cho con một khởi đầu tốt đẹp nhất ngay từ thế giới bên trong, các mẹ nên tìm đọc và lắng nghe những lời tư vấn, chia sẻ từ bác sĩ/ chuyên gia hay những người đi trước để tích lũy thêm kinh nghiệm. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và sẵn sàng tinh thần, niềm tin để đảm nhận thiên chức làm mẹ lớn lao của mình!