Những kỷ lục Guinness ấn tượng của... lợn

Hãy cùng chúng tôi điểm mặt những ‘anh tài’ lợn – linh vật của năm 2019.

Những kỷ lục Guinness ấn tượng của... lợn

Lợn – cái tên mà khi nhắc đến thường gợi cho con người hình ảnh một loài vật lười biếng và có phần tầm thường. Thế nhưng thật ra thế giới các chú béo ú này cũng có vô số điều thú vị. Trong đó, không ít anh tài nhà ỉn đã lập được thành tích ghi vào trong cả sách Kỷ lục Guinness Thế giới.

1. Chú lợn lớn nhất từng tồn tại

Đó là Big Bill – chú lợn thuộc sở hữu của ngườ nông dân Elias Buford Butler tại Bang Tennessee, Mỹ. Big Bill là con lai giữa hai giống lợn Ba Lan và Trung Quốc.

Những kỷ lục khó đỡ được ghi vào sách Guinness của họ nhà lợn mà đảm bảo rất ít người được nghe - Hình 1

Big Bill – chú lợn to nhất thế giới.

Chú ta có cân nặng kỷ lục được ghi nhận lên tới 1,157 tấn, cùng chiều dài 2,74 m và chiều cao là 1,52 m – ngang với một bé nữ khoảng 12 tuổi.

2. Giống lợn nhỏ nhất

Danh hiệu này thuộc về giống lợn lùn quý hiếm Porcula salvania, vốn chỉ còn số ít cá thể sống tại Bang Assam của Ấn Độ.

Những kỷ lục khó đỡ được ghi vào sách Guinness của họ nhà lợn mà đảm bảo rất ít người được nghe - Hình 2

Porcula salvania – loài lợn nhỏ nhất thế giới.

Con đực trưởng thành ở loài này chỉ có chiều dài từ 61-71 cm cùng cân nặng 8-10 kg. Và lợn cái còn nhỏ hơn nữa với chiều dài chỉ từ 55-62 cm với cân nặng 6-8 kg.

3. Loài lợn rừng lớn nhất trong lịch sử

Tuy Big Bill là chú lợn lớn nhất từng được ghi nhận, nhưng chú ta không sống trong môi trường hoang dã mà được vỗ béo bởi con người.

Nếu tính riêng trong thế giới tự nhiên, thì danh hiệu lợn có kích cỡ lớn nhất thuộc về một loài đã tuyệt chủng, với một cái tên rất kêu là ‘lợn kì lân’ Kubanochoerus gigas.

Những kỷ lục khó đỡ được ghi vào sách Guinness của họ nhà lợn mà đảm bảo rất ít người được nghe - Hình 3

Kubanochoerus gigas – hay lợn kỳ lân

Sở dĩ mang cái tên nghe huyền ảo như vậy, bởi con đực của loài sở hữu một chiếc sừng lớn trên trán, có thể được dùng với mục đích giao chiến với các con đực cùng loài.

Lợn kì lân từng sống ở vùng bây giờ là Nga và Trung Quốc từ cách đây 7-20 triệu năm. Các cá thể trưởng thành của loài có thể đạt tới cân nặng 500 kg, cùng chiều cao ngang vai là 1,2 m.

4. Lợn ‘địa ngục’ có kích thước khủng bố nhất

Lợn ‘địa ngục’ hay Entelodon thực ra là một họ sinh vật tiền sử (đã tuyệt chủng) có liên hệ gần với lợn hiện đại. Tuy nhiên, các phân tích gần đây cho thấy chúng cũng có mối quan hệ gần gũi với cá voi và hà mã hơn, nên xét trên một vài góc độ nó không được tính vào họ lợn.

Entelodon có hình dáng khá giống lợn, nhưng chúng to lớn và hung dữ hơn rất nhiều, với hàm răng sắc nhọn có thể xé xác bất cứ con mồi nào.

Những kỷ lục khó đỡ được ghi vào sách Guinness của họ nhà lợn mà đảm bảo rất ít người được nghe - Hình 4

Daeodon shoshonensis

Loài lớn nhất trong họ là Daeodon shoshonensis sở hữu cân nặng ước tính gần 1 tấn, với chiều cao ngang vai là 1,8 m. Ấn tượng mạnh nhất của loài là chiếc đầu dài khoảng 90 cm với bộ hàm đầy ‘khủng bố’.

Thế nhưng não của chúng chỉ to bằng cỡ quả cam, cho nên tuy khá đáng sợ nhưng có lẽ đây không phải loài vật thông minh cho lắm!

5. Giống lợn nhà có lông dày nhất

Khác với lợn rừng, hẳn chúng ta đã quen mắt khi nhìn chú lợn nuôi với cơ thể gần như là ‘da’, hoặc có rất ít lông. Điều này cũng dễ hiểu bởi đặc tính ‘rậm lông’ vốn không thích hợp với sinh vật được con người nuôi cho mục đích lấy thịt.

Những kỷ lục khó đỡ được ghi vào sách Guinness của họ nhà lợn mà đảm bảo rất ít người được nghe - Hình 5

Đây là cừu hay lợn? Đáp án là…

Tuy vậy không phải lợn nào cũng ít lông! Bộ lông ‘bồng bềnh’ nhất trong họ lợn nhà thuộc về giống Mangalitza bản địa của Hungary. Giống lợn này sở hữu một bộ lông dài, dày, và xoăn tít y như loài cừu. Bộ lông đặc biệt này giúp bảo vệ lợn Mangalitza khỏi cái cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông Hungary.

6. Chú lợn già nhất thế giới

Lợn rừng có tuổi thọ trung bình khoảng 8 năm. Trong khi lợn nhà do không phải đối mặt với các mối nguy hiểm ngoài tự nhiên nên có tuổi thọ cao hơn là khoảng 20 năm – dĩ nhiên là trong trường hợp chúng chết già chứ không phải lên bàn ăn của con người!

Những kỷ lục khó đỡ được ghi vào sách Guinness của họ nhà lợn mà đảm bảo rất ít người được nghe - Hình 6

Cô lợn Ernestine cùng gia đình Dan King

Và kỉ lục tuổi thọ cao nhất của lợn từng được ghi nhận là 23 năm 76 ngày tuổi, thuộc về cô lợn nái Ernestine (sinh 17/07/1991 – mất năm 2014). Cô nàng vốn được nuôi như thú cưng của gia đình ông Dan King tại Alberta, Canada.

7. Lợn đẻ nhiều con nhất trong cùng 1 lứa

Thông thường, một lứa đẻ lợn nái thường sinh khoảng 12 lợn con. Tuy nhiên vào ngày 21/09/1993, cô lợn mang mã số ‘Sow 570′ tại trang trại Eastfield House, Yorkshire, Anh đã hạ sinh một lứa nhiều gấp 3 bình thường.

Những kỷ lục khó đỡ được ghi vào sách Guinness của họ nhà lợn mà đảm bảo rất ít người được nghe - Hình 7

Sow 570 đã sinh ra một số lượng heo con rất ấn tượng

Có 37 chú lợn con đã ra đời, trong đó 33 con còn sống, một tỉ lệ đầy ấn tượng!

8. Và cuối cùng là chú lợn nhảy cao nhất thế giới

Dù thân hình ục à ục ịch là thế, nhưng các chú lợn nhà ta vẫn có thể nhảy, và thậm chí là nhảy được khá cao là đằng khác.

Kỉ lục chú lợn nhảy cao nhất thế giới thuộc về Kotetsu, một chú lợn ỉ được nuôi tại trang trại Mokumoku Tedsukuri tại tỉnh Mie, Nhật Bản.

Những kỷ lục khó đỡ được ghi vào sách Guinness của họ nhà lợn mà đảm bảo rất ít người được nghe - Hình 8

Khoảnh khắc Kotetsu lập kỷ lục nhảy cao

Vào ngày 22/08/2004, Kotetsu đã lập kỷ lục Guinness khi nhảy qua tấm ván gỗ cao 70 cm được đặt tại trang trại của mình.

Theo Vietgiaitri.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.