Những gương sáng ngành GD dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X

GD&TĐ - Tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, ngành GD vinh dự có 9 đại biểu là các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua.

Cô Hà Ánh Phượng và học sinh Trường THPT Hương Cần (Phú Thọ).
Cô Hà Ánh Phượng và học sinh Trường THPT Hương Cần (Phú Thọ).

Một trong số đó là cô Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh, Trường THPT Hương Cần (Phú Thọ). Trong quá trình dạy học, cô Phượng có nhiều đổi mới, sáng tạo, áp dụng phương pháp dạy học trực tuyến giúp giáo dục ở địa phương thay đổi rõ rệt.

Mặc dù, Trường THPT Hương Cần có tới 85% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhưng nhờ công nghệ thông tin, cô Phượng đưa học sinh của mình tham gia vào các tiết học xuyên biên giới.

Cô cũng dành thời gian dạy học miễn phí cho trẻ em tại khu ổ chuột của Ấn Độ; trẻ em ở Nam Phi cho đến các lớp học trực tuyến tại California, Mỹ. Những diễn đàn kết nối này là nơi cô lan tỏa và chia sẻ sáng kiến tới nhiều đồng nghiệp trên khắp mọi miền.

Tháng 3/2020, Tổ chức giáo dục Varkey Foundation xếp cô Hà Ánh Phượng vào tốp 50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu. Tháng 11/2020, cô Phượng tiếp tục được Tổ chức giáo dục Varkey Foundation bình chọn là một trong 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020. Cô cũng là giáo viên đầu tiên của Việt Nam được lọt vào tốp 10 của bảng xếp hạng này.

Một đại biểu khác là cô Trần Thị Thúy, giáo viên môn Tiếng Anh, Trường THPT Đức Hợp (Hưng Yên). Cô Thúy là tấm gương trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu suất làm việc của giáo viên và cải thiện kết quả học tập của học sinh.

Những nỗ lực, sáng tạo không ngừng nghỉ của Thúy đưa cô vào danh sách tốp 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu 2019. Cô cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam có tên trong danh sách này, cùng các giáo viên của 29 quốc gia khác.

Đại biểu ngành Giáo dục tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X còn có cô Bùi Thị Thuyên - giáo viên Trường Tiểu học Hồ Thầu (huyện Tam Đường, Lai Châu). Vượt qua khó khăn để bám bản, bám trường, cô Thuyên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học, giúp các em nhỏ người dân tộc thiểu số nơi đây từng bước chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động.

Đó là cô Nguyễn Thị Hồng Hoa - giáo viên Trường THCS Tân An (TX Tân Châu, tỉnh An Giang) có nhiều phương pháp tốt để bồi dưỡng học sinh giỏi, đổi mới phương pháp dạy học mang lại hiệu quả thiết thực cho trường. Cô Nguyễn Thị Vân - giáo viên Trường Mầm non Thượng Nung (huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình, băng rừng, vượt suối đến từng nhà học sinh để vận động các em đến lớp…

Em Nguyễn Lê Gia Thịnh - học sinh Trường THPT chuyên Vị Thanh (Hậu Giang) đạt nhiều thành tích tại các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Chỉ tính từ năm 2011 - 2018, Gia Thịnh đã có 15 huy chương cấp quốc gia từ các cuộc thi: Chinh phục vũ môn, tin học trẻ, hội thi khoa học kỹ thuật, giải Toán trên máy tính cầm tay… 

Trường Đại học Lạc Hồng là tập thể duy nhất trong lĩnh vực giáo dục tham dự Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X. Trong những năm qua, trường có 669 công trình khoa học được đăng trên tạp chí trong và ngoài nước; là một trong 50 trường đại học ở Việt Nam có công bố quốc tế nhiều nhất trên cơ sở phân tích từ hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học Scopus. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.