Lưu lượng máu trong mao mạch hạn chế
Trong nhiệt độ lạnh, cơ thể sẽ ưu tiên giữ ấm các cơ quan nội tạng. Lưu lượng máu trong mao mạch của bạn (gần bề mặt da) sẽ giảm lại và lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng tăng lên. Tuy nhiên, điều này làm cho tay chân trở nên lạnh hơn.
Nhịp tim và nhịp thở tăng dần
Do lưu lượng máu bị hạn chế nên khi ở điều kiện nhiệt độ thấp, nhịp tim con người đập nhanh hơn, thở nhanh hơn và cả huyết áp sẽ cao hơn.
Bắt đầu rùng mình
Đây là cách cơ thể tạo ra nhiệt bổ sung bằng cách co bóp cơ bắp một cách nhanh chóng. Triệu chứng đặc trưng của việc hạ thân nhiệt nhẹ chính là run rẩy dữ dội.
Chuyển màu da
Do lưu lượng máu dưới mao mạch bị hạn chế, màu da sẽ bắt đầu tái dần đi và chuyển sang trắng. Điều này là thời kỳ khởi đầu việc bị tê cóng.
Muốn đi vệ sinh
Cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn do lưu lượng máu đến các cơ quan nội tạng tăng lên. Trong giai đoạn đầu của hạ thân nhiệt, cơ thể tạo cảm giác cần đi vệ sinh. Còn ở giai đoạn trễ, cơ thể sẽ không kiểm soát được bàng quang.
Di chuyển khó khăn
Tỷ lệ mỡ trong cơ thể người chiếm rất ít (từ 15% – 20%) nên nhiệt độ lạnh lan truyền đến cơ bắp khá nhanh. Khi cơ bắp bị lạnh, việc di chuyển sẽ khó khăn hơn. Bạn sẽ phải sử dụng nhiều sức hơn để thực hiện các động tác cơ bản nhất. Cuối cùng, bạn sẽ trở nên lạnh đến mức không thể di chuyển được.
Trở nên rối loạn
Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới một mức nhất định, các enzyme trong não trở nên kém hiệu quả hơn dẫn tới việc rối loạn, nhầm lẫn và mất phương hướng.
Ngón tay và chân chuyển sang màu xanh
Đây là lúc việc tê cóng đã trở nên nghiêm trọng khi ngón tay hoặc ngón chân chuyển sang màu xanh hoặc đen. Bạn sẽ không thể cảm nhận được chúng nữa và còn không biết mình bị tê cóng nếu không để ý tới.
Nhịp tim và nhịp thở giảm xuống
Khi việc hạ thân nhiệt trở nên nghiêm trọng, nhịp tim và nhịp hô hấp sẽ bị chậm lại đáng kể.
Bắt đầu bị ảo giác và mất trí nhớ
Tim đập chậm lại nên não sẽ có ít oxy hơn, gây ra hiện tượng ảo giác. Đồng thời, việc thiếu oxy cũng làm bạn bị mất trí nhớ. Nếu lúc này có một người quen lại gần, có thể bạn sẽ không nhận ra người đó. Hoặc nếu được giải thoát khỏi cái lạnh, bạn cũng sẽ không nhớ quá nhiều về việc này.
Cởi quần áo và “đào hang lần cuối”
Đây là hiện tượng kỳ lạ mà các nạn nhân của hạ thân nhiệt thường làm, gọi là “nghịch lý cởi quần áo”. Theo phỏng đoán của các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra là do lúc đầu lưu lượng máu trong mao mạch giảm lại còn lưu lượng đến các cơ quan quan trọng tăng.
Tuy nhiên, do việc hạ thân nhiệt trở nên nghiêm trọng, lưu lượng máu trong mao mạch không thể kiểm soát việc giảm và đột ngột tăng trở lại khiến mao mạch trở nên giãn nở. Sự giãn nở đột ngột này khiến cơ thể trở nên vô cùng nóng, khiến bạn tự cởi quần áo.
Một hiện tượng khác trong giai đoạn cuối của việc hạ thân nhiệt được gọi là “đào hang lần cuối”. Nạn nhân cố gắng chui vào một không gian nhỏ và kín, giống như những con vật ngủ đông. Một lời giải thích cho hành vi này là do con người được kích hoạt bởi bản năng sinh tồn nguyên thủy nhất của bộ não.
Mất tỉnh táo và các cơ quan ngừng hoạt động
Sau 2 hành động cởi quần áo và “đào hang lần cuối”, bạn sẽ mất tỉnh táo. Nhịp tim và nhịp thở thấp đến mức bạn không thể tỉnh táo được. Sau đó, nhiệt độ cơ thể tiếp tục giảm xuống và tất cả các cơ quan trong cơ thể sẽ ngừng hoạt động. Đây cũng là lúc bạn không còn trên thế gian.