1. Kiêng không cưới vào năm kim lâu
Năm Kim lâu là năm áp dụng với nhà gái là các năm có con số 1, 3, 6, 8. Các năm này nếu cứ cố cưới xin thì gia đình lục đục, vợ chồng cãi vã, cuộc sống hôn nhân sẽ khó lòng hạnh phúc.
Vậy nên theo quan niệm dân gian, con gái nên kiêng kị các năm có tuổi này để tránh tai bay vạ gió sau khi lấy chồng. Tuy nhiên nếu nhất định phải cưới vào năm kim lâu này thì hãy cưới qua ngày Đông chí, sẽ hạn chế được những điều không may, mang lại an yên cho cuộc sống.
2. Không chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài trong ngày cưới
Bàn thờ phải được lau dọn sạch sẽ, bày biện những vật phẩm đẹp và sang trọng, đầy đủ mâm cỗ cúng gia tiên như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã...
Hôn lễ chính cũng sẽ được ử hành tài bàn thờ tổ tiên này nên nhất định phải sạch sẽ, đủ đầy mới báo hiệu một đám cưới ấm no, hạnh phúc.
3. Không mời cưới khi chưa tổ chức lễ ăn hỏi
Đây là điều kiêng kị dành cho nhà bạn gái. Thông thường ăn hỏi và đám cưới cách nhau khá xa và khi ăn hỏi xong mới tính chuyện mời mọc khách khứa. Nếu mời trước sẽ bị chê là "vô duyên, chưa hỏi đã lo mời cưới".
Nhưng thời nay việc này đã phải khác vì thông thường các đám cưới xa đã gộp cả ăn hỏi và cưới trong một ngày hoặc vài ngày gần nhau nên không thể không mời sớm.
4. Kiêng mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng
Điều này được áp dụng nhiều trong các đám cưới. Mẹ đẻ đưa con dâu về nhà chồng 1 là khiến cho thế lực của mẹ đẻ và con gái lớn mạnh, lấn át mẹ chồng. Thứ 2 là sợ con gái bịn rịn, sau này sẽ chỉ muốn bỏ về nhà mẹ đẻ.
5. Kiêng mẹ chồng đứng trước cửa đón con dâu
Theo quan niệm dân gian, nếu mẹ chồng đứng trước cửa đón con dâu tức là mặt đối mặt và sau này mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ vô cùng phức tạp. Sau khi con dâu làm lễ gia tiên ở nhà chồng thì mẹ chồng mới được xuất hiện.
Khi đoàn rước dâu về đến nhà, mẹ chồng phải cầm bình vôi hoặc chùm chìa khóa biểu tượng cho tài sản của gia đình và lánh đi. Điều này mang ý nghĩa rằng tuy đón con dâu vào nhà nhưng vẫn nắm quyền làm chủ trong nhà.