Những điều chưa biết về cóc trâu

GD&TĐ - Mới đọc đầu đề nhiều bạn tưởng rằng mình đọc nhầm hay báo in nhầm, nhưng đúng là như vậy, cóc cắn chết trâu bằng vũ khí lợi hại: Chất độc từ nước bọt của nó.

Cóc trâu
Cóc trâu

Các nhà khoa học đã nghiên cứu, tìm mọi cách loại trừ nó nhưng vô ích, chỉ có thể khuyến dụ dân cư vùng có loại cóc đó có biện pháp đề phòng…

Hiểm họa của loài mèo túi

Sau đầu của loại cóc này có hai u (bướu) mọc ở bên ngoài đựng đầy một chất trắng xám mà nó phóng ra để tự vệ hoặc tấn công. Tên khoa học của chất này là bufoténine, một chất độc làm tê liệt hệ thần kinh.Ta gọi loại cóc đó là “cóc trâu”. Nó đi đến đâu dân cư, kể cả các sinh vật ở đó, đều sợ hãi.

Cóc trâu có thể giết chết một con trâu, hay bất cứ con vật nào lớn hơn nó, dữ tợn hơn nó rất nhiều lần. Vũ khí của nó là nước bọt (nước miếng) của nó. Nó giết đối thủ bằng cách “đớp” một phát vào chỗ có mạch máu của đối thủ.

Chất độc theo mạch máu chuyển về tim làm toàn thân bị đầu độc: Con vật chết sau khi bị chất độc hành hạ vật vã trong vài phút. Do cóc trâu thấp (cao không đến 10 cm) nên nạn nhân của nó đa số là rắn, rít, kể cả cá sấu, mà số lượng ở Úc cứ ít dần.

Nỗi lo lớn nhất là sự tuyệt giống của một loại sóc có tên khoa học là “quoll”, còn gọi là “mèo có túi đựng con”, dưới đây gọi là “mèo túi”.

Để bảo vệ giống mèo túi này người Úc quyết tiến hành một chiến dịch dạy cho giống mèo túi biết cóc trâu này rất nguy hiểm cho chúng. Chỗ yếu nhất của mèo túi là sự “ngây thơ“ hay “dốt nát” của chúng. Chúng cứ tưởng cóc trâu cũng là một trong những giống lưỡng thê khác nên xáp tới làm bạn.

Những điều chưa biết về cóc trâu ảnh 1
Các nhà sinh học tìm cách huấn luyện để mèo túi nói không với cóc trâu

Món “súp” trứng cóc chết người

Các thầy “lang băm” phù thủy của một số bộ tộc Anh-điên ăn chất bufoténine mà họ cho là có tính chất gây cảm giác “lâng lâng như say rượu”. Họ đâu biết rằng với liều lượng bufoténine do cóc trâu xuất ra lại gây sự đứng tim!

Đã có nhiều người chết sau khi ăn những con cóc trâu nhỏ hay sau khi ăn súp trứng của chúng. Ở Úc chính những động vật hoang đã phải trả giá đắt do khoái ăn loại cóc này. Mèo túi, rắn, thằn lằn, cá sấu là nạn nhân.

Giống cóc này không phải xuất xứ từ Úc châu, mà đã đổ bộ lên đảo này từ 1935, theo “lời mời” của chính phủ Úc. Họ quyết định cho nhập từ Hawai hàng trăm cá thể sinh vật thuộc các giống khác nhau.

Các “khách mời” này có nhiệm vụ quét sạch những loại côn trùng, sâu bọ phá hoại những cánh đồng mía bạt ngàn làm nông dân trắng tay…

Họ nuôi cóc trâu và khoảng 3.000 con đã được thả trên cánh đồng mía thuộc Queensland, miền Đông Úc. Kết quả thất bại hoàn toàn. Loại cóc này tỏ ra không thể loại trừ bọ dừa. Cóc trâu sinh sôi rất nhanh, mở rộng “bờ cõi” của chúng đến tận phía Tây bằng cách đi theo bờ Bắc, là vùng ẩm ướt.

Số lượng cá thể cóc có thể lên tới một tỷ! Lãnh thổ có cóc nới rộng khoảng 50km mỗi năm, chúng có thể đến được bờ Tây trong vài năm nữa, vượt quãng đường 4.000km!

Cuộc xâm lấn này trùng với sự xuống dốc thảm hại về số lượng động vật săn mồi. Số lượng mèo túi giảm 95% ở Queensland từ 1935. Ở vài vùng như là Victoria River số cá sấu nước ngọt giảm 77%, số kỳ đà Malaysia giảm còn một nữa ở phía Tây nước Úc.

Cóc trâu có loại nặng đến 2kg

Nhiều ê-kíp các nhà khoa học nghĩ đến giải pháp “gây bệnh cho cóc trâu” để tiệt giống này, nhưng lấy gì bảo đảm rằng bệnh này không lây lan sang các giống khác? Nếu không khéo, con người lại tạo ra bệnh cho sinh vật khác ! Các nhà nghiên cứu chưa có khả năng tạo ra một loại vi-rut chỉ tấn công loại cóc này mà không có khả năng làm hại cho sinh vật khác.

Giống cóc này tất nhiên cũng biến đổi một cách tự nhiên, thích ứng với môi trường nơi chúng ở và lớn lên về hình thể, nặng hơn về trọng lượng, chân dài ra. Người ta đã tìm thấy cóc loại này có cá thể nặng 2kg!

Ở Đại học Sidney, ông Rick Shine, nguyên là chuyên viên về loài trăn gió, bây giờ trở thành chuyên viên về cóc trâu. Theo ông: “Không bao giờ có thể tận diệt loại cóc trâu này, ngay cho cả khi đánh thuốc độc tất cả mọi ao hồ để giết nòng nọc, hay là khi thu hút loài cóc trâu này hàng ngàn hàng vạn con một lúc trong những cái bẫy với pheromone.

Hơn nữa “dân số” cóc trâu dù bị tiêu diệt hàng ngàn, hàng vạn con một lúc, vẫn được bù đắp dễ dàng: một cóc trâu cái đẻ mỗi lần từ 8.000 đến 25.000 trứng!

Cóc trâu ăn thịt lẫn nhau vì lương thực khan hiếm, giết con này lại làm lợi cho con khác trong việc kiếm sống. Tuy vậy, nhà sinh học, theo thói quen nghề nghiệp vẫn giữ hy vọng cứu cóc trâu và các loài ếch nhái khỏi bị diệt vong. Trong những vùng mà giống quỷ quái đó đi qua, sinh vật ở đó dù có bị thiệt hại, nhưng bù lại chúng học được cách phòng tránh.

“Chiến thuật” của việc diệt cóc trâu cứu mèo túi là: đầu độc cóc trâu bằng một loại thuốc gây nôn mửa. Mèo túi vốn thích ăn cóc trâu, chúng cũng sẽ bị nôn mửa, và từ đó về sau chúng không muốn ăn cóc trâu nữa.

Mèo túi được cứu thoát khỏi bị diệt vong

Các bước thực hiện là: Đem cóc nhái nhỏ đã chết nhưng ít độc hại cho cóc trâu ăn. Trước đó rắc lên các xác chết của cóc nhái nhỏ đó chất thiabendazole là một chất làm nôn mửa. Thức ăn ngon đó được đem cho mèo túi và kỳ đà ăn. Việc thể nghiệm hình như có kết quả. Trong những thí nghiệm cuối tiến hành trên những mèo túi ở môi trường tự nhiên, hơn một nửa số mèo túi mà người ta cho ăn xúc xích đã chịu ăn thứ cóc đã bị “đầu độc” đó.

Kết quả là, thuốc độc ngấm vào thần kinh và lục phủ ngũ tạng của chúng. Gần một nửa những con đã ăn thứ thức ăn đó về sau không dám ăn cóc trâu nữa.

Một trường học của khẩu vị dở

Những cộng tác viên của Rick Shine tung ra bí quyết “một trường học của khẩu vị dở” trên hai đảo Astell và Pobassoo. Trong năm 2003, khoảng 60 mèo túi được đưa vào vùng này để bảo vệ nòi giống. Năm 2016 một ê-kip của Đại học Sydney đã huấn luyện một số con trong “hậu duệ” của chúng ăn cái thứ “xúc xích làm nôn mửa” trước khi thả chúng trên đất Úc, ở một vùng có cóc trâu hoành hành.

Đáng tiếc là họ không thể nào đánh giá được hiệu nghiệm của sự “huấn luyện”: mèo túi bị một loại chó hoang mà người ta không dạy cho mèo túi phải coi chừng tránh đi, cắn phá.

Năm 2017, các nhà khoa học, đại diện cho những bộ tộc bản địa, những tổ chức bảo vệ môi trường và những nhà chức trách quyết định “đánh một canh bạc được ăn cả, ngã về không”.

Họ đã liên kết nhau để tung ra một chiến dịch huấn luyện trực tiếp cho mèo túi trên quy mô lớn trong vùng hoang dã Kimberley, nơi cóc nhái phát triển mạnh.

Những chuyến hàng chở xúc xích cóc độc hại đã được một trực thăng thả xuống, cứ 100 mét thả một mẻ, nơi cóc có mật độ cao. Việc này cần làm gấp vì cóc trâu ở đây to nhất, do đó độc hại nhất. Chúng đến vùng này trước tiên vì chúng có chân dài. Nhưng người ta cũng không biết trong một hay hai năm, nếu mọi việc diễn biến tốt, liệu số mèo túi có suy giảm đáng kể không.

Theo C“à m’intéresse

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ