Những đề xuất mang tính đột phá

GD&TĐ - Mới đây, UBND TP.HCM đã có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Giáo dục. Trong báo cáo, UBND TP.HCM đã có một số kiến nghị để sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, nội dung tập trung vào các vấn đề như: linh hoạt thời gian học tập, đa dạng hóa hình thức học tập, cho địa phương tự công nhận tốt nghiệp THPT…

Ảnh MH
Ảnh MH

Linh hoạt và đa dạng 

UBND TP.HCM kiến nghị: Cần tính toán để đảm bảo tính liên thông trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Nghiên cứu và luật hóa một số hình thức học tập không chính quy, học qua mạng internet,…Cho phép cơ chế để các địa phương thí điểm thực hiện một số mô hình trường học mới (mô hình trường tiên tiến hiện đang áp dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh).

Cần có sự linh hoạt trong một số quy định, cụ thể: Định hướng mở trong biên chế năm học (thay vì 9 tháng/năm học như hiện nay); cơ cấu giờ, tiết học cũng linh hoạt (học 1 buổi, 2 buổi hoặc học cả ngày) để tiếp cận xu hướng thế giới và giảm ùn tắc giao thông, phù hợp đặc điểm của địa phương.

-Cho phép sĩ số lớp học linh hoạt theo loại hình trường và đặc điểm địa phương.

- Đề nghị bổ sung Khoản 1 Điều 70, cụ thể: “Nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác hoặc đã có thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”. Đồng thời, phải xem đội ngũ nhà giáo là đội ngũ đặc biệt, có chế độ đãi ngộ đặc biệt (như quân đội, công an,…) để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành sư phạm.

Được biết, đây cũng là một trong những nội dung mà TP.HCM đang tập trung hoàn thiện đề án phát triển giáo dục TP đến năm 2030 và đặt ra tầm nhìn cho những giai đoạn phát triển tiếp theo. Trong đề án này, UBND TP.HHCM đề xuất rất nhiều nội dung theo hướng giáo dục hiện đại, phù hợp với đặc thù của TP trong tình hình mới.

Cụ thể, TP tính toán để vận dụng linh hoạt, phù hợp phương thức học tín chỉ của bậc ĐH cho bậc học phổ thông nhằm rút ngắn thời gian học dựa theo yêu cầu của HS, phụ huynh. Việc áp dụng tín chỉ từ cấp THCS đến THPT, liên thông lên bậc ĐH, sau ĐH sẽ giúp HS làm quen với phương thức học tín chỉ hiện đại, tiết kiệm thời gian cho những em có sức học và có điều kiện học nhanh, học giỏi và đáp ứng được yêu cầu kiến thức. Khi đó, có thể mới 16 - 17 tuổi, thậm chí thấp tuổi hơn nữa đã có thể vào ĐH, không chờ đến đủ 18 tuổi như quy định hiện nay. Ở nhiều nước, họ đã làm được, đạt hiệu quả.

Được biết, đây cũng là một trong những nội dung mà TP.HCM đang tập trung hoàn thiện đề án phát triển giáo dục TP đến năm 2030 và đặt ra tầm nhìn cho những giai đoạn phát triển tiếp theo. Trong đề án này, UBND TP.HHCM đề xuất rất nhiều nội dung theo hướng giáo dục hiện đại, phù hợp với đặc thù của TP trong tình hình mới.

Đề án của TP dự tính mỗi năm học chỉ có 8 môn bắt buộc thôi, các môn còn lại HS tự chọn và có thể hoàn thành trong 1 - 2 năm để thời gian còn lại, các em có thể học thêm các kỹ năng, ngoại ngữ...

Để thực hiện điều này, trong đề án có đề xuất cho TP tự biên soạn SGK. Nguyên tắc là TP tuân thủ đúng chuẩn kiến thức theo khung chương trình của Bộ GD-ĐT. SGK mà TP được phép biên soạn riêng để áp dụng trên địa bàn chỉ hỗ trợ “nhuyễn hóa” chương trình cho phù hợp với thực tế học tập ở TP.HCM, đảm bảo không thấp hơn cũng không vượt khung. Đề án TP đang làm với tinh thần như vậy.

TP cũng có kiến nghị cho phép tự công nhận tốt nghiệp THPT. Khi được phép công nhận rồi, nếu HS đạt chuẩn thì sẽ được công nhận, không nhất thiết phải đủ 18 tuổi.

Được biết, dự kiến đến quý 2/2018, UBND sẽ trình Ban Thường vụ Thành ủy để quyết chủ trương. Trên cơ sở đó, UBND TP sẽ báo cáo Bộ GD&ĐT để trình Chính phủ xem xét quyết định.

Đẹp nhất tuổi học trò
Đẹp nhất tuổi học trò

Ý kiến giáo viên

Việc đề xuất cho HS nước ngoài vào học trường công lập cũng là một ý tưởng hay, nhưng cần quy định rõ về mức học phí phải đóng giữa các đối tượng để tạo sự hài hòa cũng như giảm được gánh nặng cho ngân sách. Nếu thực hiện những đề xuất trên, theo tôi nghĩ tiến tới cho tự chủ của các trường phổ thông cũng rất khả thi. 
Th.S Phan Thị Hải Hà

Th.S Phan Thị Hải Hà, hiện là giảng viên ĐH, có con đang theo học tại Trường Tiểu học Thái Văn Lung, Quận Thủ Đức cho hay: Tôi thấy những điểm nêu trên hoàn toàn có thể thực hiện khả thi vì giáo dục TP.HCM luôn được đánh giá cao so với các địa phương khác.

Đây cũng là những đề xuất rất phù hợp với xu thế phát triển giáo dục của các nước có nền GD tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Canada… Con em chúng ta có khả năng học tập vượt trội,  hoàn toàn có thể theo học bậc cao hơn khi chưa 18 tuổi. Chúng ta không thể bó hẹp các em với những tiết học, những lượng kiến thức mà các em có thể tiếp thu, nắm vũng ở một thời gian ngắn hơn. Vì vậy HS tốt nghiệp THPT trước 18 tuổi là điều không có gì xa lạ so ở các nước trên thế giới, còn chúng ta vẫn đang bị bó buộc, chưa linh hoạt.

Việc đề xuất cho HS nước ngoài vào học trường công lập cũng là một ý tưởng hay, nhưng cần quy định rõ về mức học phí phải đóng giữa các đối tượng để tạo sự hài hòa cũng như giảm được gánh nặng cho ngân sách. Nếu thực hiện những đề xuất trên, theo tôi nghĩ tiến tới cho tự chủ của các trường phổ thông cũng rất khả thi.

Thầy giáo Đỗ Minh Lợi, tổ Ngoại ngữ, Trường THCS-THPT Hồng Hà, quận Gò Vấp chia sẻ quan điểm: Tôi rất ủng hộ những đề xuất của TP, việc học theo tín chỉ giúp các em HS có thể rút ngắn thời gian học tập kiến thức, dành thời gian nhiều hơn cho học các kĩ năng, thực hành. Vấn đề của chúng ta từ trước tới nay vẫn là nặng về lý thuyết, áp lực thi cư vẫn còn. Nếu các em học theo tín chỉ, gói gọn trong một số môn học như TP.HCM đề xuất và đăng kí thêm những môn học các em yêu thích, các em có khả năng thì sẽ phát huy được khả năng, năng lực của HS.

Thêm vào đó, việc giáo viên có chế độ đặc biệt là điều nhà giáo chúng tôi mong mỏi, đây cũng là động lực cho các thầy cô giáo cống hiến hơn cho ngành.

Tuy nhiên với đề xuất này, ngành GD TP.HCM phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mặt nhân sự, đào tào, bồi dưỡng đội ngũ GV có chuyên môn tốt, đặc biệt là phải cân nhắc thật kĩ, tính toán thật kĩ về việc tinh gọn đội ngũ GV. Tôi nghĩ, thực hiện thí điểm ở một số trường, sau đó rút kinh nghiệm và đưa ra những phương án tiếp theo phù hợp hơn với thực tiễn của từng quận, huyện, từng trường.

Là một nhà quản lý, thầy Bùi Gia Hiếu, Hiệu Trưởng Trường THPT Nhân Việt, TP.HCM tỏ ra rất vui mừng trước nội dung mà UBND TPHCM đề xuất và đưa vào đề án phát triển GD TP đến năm 2030: Đề xuất của UBND TP cũng là mong muốn của những nhà quản lý như chúng tôi. TP đủ kinh nghiệm và tiềm lực, cơ sở để có thể thực hiện những đề xuất nói trên nhằm tạo ra những đột phá trong GD. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, TP cần nghiên cứu đề án thật kỹ lưỡng, cách làm thật cẩn thận, thí điểm ở mộ số trường chuyên rồi mới đưa vào thực hiện. Đây cũng là cơ hội nhưng cũng là thách thức với các giáo viên đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giảng dạy hơn nữa. Đây chính là đòn bẩy thức đẩy sự với sự phát triển GD hiện nay trước cuộc CM công nghệ 4.0.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.