Hội thảo khoa học “Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông”

GD&TĐ - Ngày 22/11, tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM diễn ra hội thảo khoa học “Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông”, với sự tham gia của hơn 100 giáo viên, giảng viên, hiệu phó, hiệu trưởng và các nhà nghiên cứu giáo dục uy tín trên cả nước.

Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu
Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu

Hôi thảo tập trung vào các mảng chủ đề: giới thiệu về STEM như một thành tựu giáo dục hiện nay của nhân loại; định hướng giải pháp ứng dụng STEM trong thực tiễn giáo dục và đón đầu chương trình giáo dục phổ thông mới; định hướng giải pháp khai thác, đáp ứng STEM tại các trường đại học sư phạm, trường phổ thông…

PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc hội thảo
PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc hội thảo
Tiến sĩ Đặng Văn Sơn, Giám đốc Chương trình STEM, Học viện Sáng tạo S3 báo cáo tại hội thảo

Theo Ban tổ chức, có hơn 35 bài viết gửi về và 21 bài viết được công bố tại hội thảo. Trong đó bao gồm các bài viết của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, giảng viên các trường đại học sư phạm - những người đang trực tiếp làm công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên sư phạm, giáo viên phổ thông, cán bộ các sở giáo dục và đào tạo và một số nhà khoa học ứng dụng, nhà đầu tư - chuyển giao sản phẩm giáo dục mô hình STEM. 

Tại hội thảo, Tiến sĩ Đặng Văn Sơn, Giám đốc Chương trình STEM, Học viện Sáng tạo S3 đã khái quát bức tranh toàn cảnh về thành tựu của Giáo dục STEM ở trong nước và trên quốc tế. Cùng với đó, Tiến sĩ Đặng Văn Sơn cũng đã đề xuất các giải pháp cho các trường đại học, cao đẳng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo giúp sinh viên ra trường đáp ứng được chương trình phổ thông định hướng STEM, ứng dụng STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, TPHCM phát biểu ý kiến tại hội thảo

Đồng tình với ý kiến này, ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du TPHCM, cho rằng: “Để Giáo dục STEM thành công, hơn ai hết, chúng ta là những người phải đi đầu, phải nhanh chóng nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo giáo viên, để các em đủ sức triển khai Giáo dục STEM vào thực tế một cách đồng bộ. Như vậy mới có thể đẩy nhanh quá trình đổi mới giáo dục và đáp ứng được nhu cầu của thời đại công nghiệp 4.0”.

Các chuyên gia cũng đã chia sẻ về các mô hình, các phương pháp giáo dục STEM tại địa phương của mình để đại biểu và khán giả của hội thảo tham khảo và thảo luận. Ngoài ra, vấn đề cơ hội việc làm và những điều mà giáo viên cần chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp STEM cũng được đưa ra bàn luận sôi nổi.

TS Phùng Việt Hải, ThS Phan Tiến Dậu - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng chia sẻ về kinh nghiệm dạy học STEM cho học sinh lớp 10 thông qua chủ đề “Những cây cầu trên sông Hàn”
TS Phùng Việt Hải, ThS Phan Tiến Dậu - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng chia sẻ về kinh nghiệm dạy học STEM cho học sinh lớp 10 thông qua chủ đề “Những cây cầu trên sông Hàn”

Theo nhận định của các chuyên gia tại hội thảo, quá trình đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay tập trung rõ nhất ở việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc triển khai Giáo dục STEM để đón đầu xu hướng phát triển giáo dục sẽ đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của giáo dục nói riêng và của đất nước nói chung trong tương lai.

STEM là viết tắt của Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics), là một mô hình giáo dục đã được triển khai tại các nước Âu, Mỹ, trong đó giảng dạy tích hợp bốn lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học, theo nguyên tắc giảng dạy thông qua thực hành, trên những thí nghiệm thiết thực và sinh động có thể ứng dụng ngay trong thực tiễn đời sống thường ngày.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...