TPHCM: Tọa đàm “Bạo hành trẻ em – vấn nạn và giải pháp”

GD&TĐ - Với mục tiêu nâng cao nhận thức về vấn đề bạo hành trẻ em, ngày 17/12, buổi tọa đàm “Bạo hành trẻ em – Vấn nạn và giải pháp” do UBND phường Bình Hưng Hòa B (Q.Bình Tân, TPHCM) và Trường mầm non Trúc Việt phối hợp tổ chức đã diễn ra tại UBND phường Bình Hưng Hòa B. 

Buổi tọa thu hút sự tham gia của hơn 400 người đang làm công tác nuôi dạy trẻ tại phường Bình Hưng Hòa B
Buổi tọa thu hút sự tham gia của hơn 400 người đang làm công tác nuôi dạy trẻ tại phường Bình Hưng Hòa B

Chương trình thu hút được sự tham gia của hơn 400 hiệu trưởng các trường mầm non tư thục, chủ các nhóm lớp, giáo viên và bảo mẫu ngoài công lập trong địa bàn phường Bình Hưng Hòa B. 

Chuyên gia tâm lý - Tiến sĩ Đinh Thị Tứ trình bày tại buổi tọa đàm
Chuyên gia tâm lý - Tiến sĩ Đinh Thị Tứ trình bày tại buổi tọa đàm

Phát biểu tại sự kiện, chuyên gia tâm lý - Tiến sĩ Đinh Thị Tứ, nguyên Trưởng khoa Giáo dục mầm non, Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho biết: “Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bạo hành trẻ em là do sự thiếu hiểu biết về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ ở từng giai đoạn, lứa tuổi khác nhau. Điều này dẫn đến việc bực tức, gắt gỏng và đi đến hành động bạo hành về thể xác và tinh thần…”.

Theo tiến sĩ Đinh Thị Tứ, người nuôi dạy trẻ cần phải hiểu được từng giai đoạn phát triển của trẻ để có cách giáo dục và chăm sóc phù hợp; phải dùng tình cảm để chinh phục trẻ thay vì ép buộc, bắt phạt.

Ngoài ra, chúng ta nên cho trẻ được tự do vui chơi để được phát triển toàn diện cả về mặt thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm cũng như các kỹ năng xã hội khác.

Tiến sĩ Đinh Thị Tứ và luật sư Lê Minh Trực trả lời các câu hỏi của khán giả
Tiến sĩ Đinh Thị Tứ và luật sư Lê Minh Trực trả lời các câu hỏi của khán giả

Luật sư Ngô Minh Trực, Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật, Hội Luật gia TPHCM thì cho rằng nhiều người làm công tác giáo dục mầm non, đặc biệt là các bảo mẫu, các chủ nhóm trẻ vẫn chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về pháp luật trong vấn đề chăm sóc trẻ em, dẫn đến việc không kiềm chế được hành vi của mình.

Thông qua buổi tọa đàm lần này, luật sư Ngô Minh Trực cũng đã phổ biến cụ thể và chi tiết về các quy định của pháp luật về việc xử phạt hành vi bạo hành trẻ em cho các chủ cơ sở nuôi dạy trẻ cùng các giáo viên và bảo mẫu tham gia chương trình nắm rõ.

Ông Tạ Ngọc Việt, Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Viet Preschool cho rằng cộng đồng cần có cái nhìn công tâm hơn với người làm công tác giáo dục mầm non
Ông Tạ Ngọc Việt, Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Viet Preschool cho rằng cộng đồng cần có cái nhìn công tâm hơn với người làm công tác giáo dục mầm non

Đại diện đơn vị tài trợ và đồng tổ chức, ông Tạ Ngọc Việt, Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Viet Preschool cho biết: “Thông qua hoạt động này, chúng tôi muốn giúp những người nuôi dạy trẻ, các giáo viên, bảo mẫu thay đổi và cải thiện từ mặt nhận thức đến hành vi trong việc chăm sóc và giáo dục các bé. Từ đó góp phần đẩy lùi vấn nạn bạo hành trẻ em đang gây bức xúc trong xã hội hiện nay”.

Một cô giáo mầm non tham dự đặt câu hỏi cho tiến sĩ Đinh Thị Tứ về cách hạn chế bạo hành trong cơ sở nuôi dạy trẻ ngoài công lập
Một cô giáo mầm non tham dự đặt câu hỏi cho tiến sĩ Đinh Thị Tứ về cách hạn chế bạo hành trong cơ sở nuôi dạy trẻ ngoài công lập

Ngoài ra, ông Việt cũng mong dư luận có cái nhìn công tâm hơn với những người làm công tác giáo dục mầm non. “Không thể vì một cơ sở làm sai mà lên án cả một địa bàn phường, quận hoặc rộng hơn là một ngành nghề. Nhiều giáo viên mầm non trẻ tuổi đang chịu rất nhiều áp lực và cái nhìn thiếu thiện cảm từ cộng đồng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như nhiệt huyết, tình yêu nghề, yêu trẻ của các em” – vị này trăn trở.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...