Nhiều người nghĩ rằng chỉ có tăng huyết áp, mỡ máu cao mới là nguyên nhân gây đột quỵ, hoặc nhầm lẫn giữa đột quỵ và say nắng, khi gặp tình huống người bị đột quỵ thường xử trí không đúng như cho người bệnh sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn và nghĩ rằng đó là “thần dược”...
PGS.TS Lương Tuấn Khanh - Giám đốc Trung tâm Phục hồi Chức năng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, dấu hiệu nhận biết một người bị đột quỵ là đang ngồi nói chuyện thấy méo miệng, liệt nửa người, đau đầu, đấy là yếu tố hoặc trên nền bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường cần phải kiểm soát các nguy cơ.
Đột quỵ xảy ra do cả tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp. Nếu huyết áp thấp thì nguy cơ đột quỵ lại cao hơn và dễ xảy ra đột quỵ. Tổ chức Đột quỵ thế giới mới đưa ra các dấu hiệu đột quỵ: Mặt, tay, lời nói là nghi ngờ và phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo thời gian vàng, người ta cho rằng phải trước 4,5 tiếng.
Có thể kéo dài đến 6 tiếng. Cụ thể, mặt bị miệng lệch, mắt lệch, tay một bên tay yếu, có thể nói hơi khó, nặng có thể không nói được, không hiểu lời nói. Khi đó ngay lập tức là phải gọi ngay cho 115 hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Đối với những người đột quỵ rồi mà đột quỵ lại rất nặng nề, có thể tử vong. Do đó đối với những người có đột quỵ lần đầu chắc chắn phải được đưa vào chế độ kiểm soát đặc biệt bằng cách kiểm soát và điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa.
Hiện nay việc phát hiện, cấp cứu kịp thời bệnh nhân đột quỵ do các chuyên ngành cấp cứu tim mạch, thần kinh phát triển tốt đã giúp nâng cao tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não cấp tính. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với số lượng bệnh nhân di chứng cao, đòi hỏi phải phục hồi chức năng, giúp bệnh nhân không bị teo cơ, viêm phổi, loét khiến chất lượng sống tốt hơn, giảm gánh nặng cho xã hội.
Kết quả phục hồi của bệnh nhân sau đột quỵ não phụ thuộc nhiều yếu tố như được cấp cứu sớm, điều trị đúng phương pháp, tổn thương ở vị trí nào, vùng tổn thương lớn hay bé… Phục hồi chức năng kịp thời, đúng phương pháp giúp 70-80% bệnh nhân đi lại ở mức độ khác nhau.
GD&TĐ - Gia đình hạnh phúc, hôn nhân bền vững, cựu Tổng thống Obama là tấm gương về công việc và cuộc sống với nhiều người. Dưới đây là những bí quyết giúp ông có điều đó.
GD&TĐ - Giáo dục phải kết hợp 3 yếu tố: nhà trường - gia đình - xã hội mới tạo nên thành công. Để triển khai hiệu quả Chương trình GDPT 2018 đối với học sinh lớp1 thì sự hiểu biết, phối hợp của cha mẹ cùng nhà trường, giáo viên vô cùng quan trọng.
GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, trẻ đi học tập trung trở lại, nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn khi ở cùng gia đình. Đây cũng là nỗi lo lắng chung của nhiều phụ huynh. Theo các bác sĩ, trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ, nâng cao dinh dưỡng và hạn chế tiếp xúc nguy cơ mang mầm bệnh để phòng tránh các bệnh đường hô hấp khi đến trường.
GD&TĐ -Giường thông minh tích hợp các chức năng hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 trong trường hợp khẩn cấp như hệ thống bóp bóng tạo oxy tự động, nâng giường bệnh tự động, liên hệ bác sĩ điều trị…
GD&TĐ - Ronaldo bất ngờ bị Dortmund từ chối dù đã chấp nhận giảm lương, trong khi đó Man Utd đã điền tên Christian Pulisic vào danh sách cần chiêu mộ trong mùa hè này.
GD&TĐ - Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, việc xây dựng kho bài giảng điện tử để chủ động ứng phó, bảo đảm việc dạy học không bị gián đoạn vô cùng cần thiết ở từng địa phương, cơ sở giáo dục.
GD&TĐ -Nắng nóng như thiêu đốt kéo dài ở Trung Quốc trong mùa hè năm nay đang khiến năng suất trứng tại các trang trại suy giảm, gây ra tình trạng giá trứng tại nhiều thành phố tăng 30%.
GD&TĐ -Thành phần mRNA khi vào cơ thể sẽ sản xuất protein gai giống virus. Các tế bào miễn dịch sẽ nhận diện và phản ứng, kích thích sản sinh ra kháng thể. mRNA không đi vào nhân tế bào và không tác động đến nhiễm sắc thể. Do đó, không liên quan đến đột biến di truyền.
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Nam Định vừa cho biết, các nhà trường trên địa bàn sẽ tổ chức lễ khai giảng trên tinh thần ngắn gọn mà vẫn đảm bảo tính trang nghiêm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới 2022-2023.
GD&TĐ - Ngày 19/8, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh và Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp tổ chức Hội nghị khoa học “Những điểm mới của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ”.
GD&TĐ - Ngày 19/8, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an TP. Đà Nẵng cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây buôn bán ma túy lớn tại Đà Nẵng, thu giữ 1 khẩu súng cùng 35 viên đạn.
GD&TĐ - Một mũi tên kim loại dài 60cm xuyên vào chân của bệnh nhi 9 tuổi tại Hà Giang sâu 5cm. Vết thương khiến vùng chân trái của bệnh nhi sưng nề, đau nhức.