Song các chỉ số cơ bản được xét đến là: Thứ nhất, mức IQ trung bình, thứ hai là số lượng các phát minh được tạo ra bởi công dân của đất nước đó trong quá trình lịch sử, thứ ba-số lượng đạt các giải thưởng khoa học mà trước tiên là giải Nobel.
Người Nga
Xét về IQ thì cho đến nay, không thể nói là người Nga đứng đầu thế giới khi chỉ đứng thứ 34 trong bảng xếp hạng. Điều này một phần là bởi cho đến nay các thử nghiệm vẫn không phải là một loại nghiên cứu được công nhận ở nước này.
Xét về số người đạt giải Nobel, Nga cũng không phải là nước đứng đầu so với những nước khác (23 người đoạt giải so với 356 người từ Mỹ). Thế nhưng người Nga đã có đóng góp rất lớn vào kho tàng trí tuệ của nhân loại bằng những khám phá và phát minh của các nhà khoa học.
Có thể kể đến một loạt các kỹ sư người Nga như Yablochkov và Lodigin đã phát minh ra bóng đèn điện đầu tiên trên thế giới, Alexandr Popop phát minh ra đài phát thanh, Vladimir Zvorwkin được coi là “cha đẻ của truyền hình”, Alexandr Mozhaiski tạo ra chiếc máy bay đầu tiên, Ygor Sikorski tạo ra chiếc trực thăng đầu tiên, chiếc máy bay ném bom đầu tiên trên thế giới, Alexandr Poniatov đã tạo nên chiếc máy quay phim đầu tiên trên thế giới, Prokudin Gorski đã tạo ra những bức ảnh màu đầu tiên trên thế giới, Andrei Sakharov tạo ra quả bom hydro đầu tiên, Gleb Kotelnikov chế tạo chiếc ba lô dù đầu tiên, Vladimir Fedorov đã phát triển hệ thống tự động đầu tiên trên thế giới, Nicolai Lobachevski đã thực hiện một cuộc cách mạng trong toán học…
Danh sách trên có thể còn tiếp tục kéo dài. Nếu nhớ về những danh nhân sáng tạo khoa học như Dmitri Mendeleev, Mikhail Lomonosov, Ivan Pavlov, Ivan Sechenov thì sẽ không nghi ngờ về việc nước Nga là một trong những quốc gia thông minh nhất trên thế giới. Đó là còn chưa kể đến sự đóng góp của các nhà văn cổ điển của nước Nga đối với nền văn hóa thế giới.
Người Anh
Petr Kapisa nói rằng, mức độ trí tuệ của quốc gia có thể được đánh giá qua những phát minh khoa học mà những đại diện thuộc nước đó tạo ra. Sau khi xem xét thành tựu của các quốc gia, nhà khoa học này đi đến kết luận rằng quốc gia thông minh nhất đến thời điểm hiện tại là nước Anh.
Người Anh quả thật đã và đang tiếp tục đem đến sự đóng góp lớn cho nền khoa học thế giới. Những cái tên các nhà khoa học như Newton, Faraday, Max Well, Rutherford, Turing, Fleming, Hawking đã nổi danh toàn thế giới. Điều tuyệt vời là trong số những người Anh và những người đạt giải Nobel, kể từ khi lập nên giải này thì hàng năm các nhà khoa học Anh đều nhận được giải. Đã có 121 nhà khoa học Anh được trao giải Nobel.
Xét về mức độ phát triển khoa học thì Vương quốc Anh chiếm những vị trí hàng đầu và ngày nay những chỉ số trích dẫn của các nhà khoa học Anh đứng đầu trong số các quốc gia cổ đại. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng, từ cuối những năm 1980, sau khi ra khỏi quy định và kiểm soát nghiêm ngặt của chính phủ, hệ thống giáo dục và khoa học Anh đã bắt đầu mất đi vị trí cao.
Giáo dục không còn là ưu tiên hàng đầu, tiền bạc đã bắt đầu phân bổ cho những ngành khoa học mà trước đây không được chi một đồng nào. Nhờ mức tài chính dồi dào, các nhà khoa học Anh đang thực hiện khối lượng lớn những nghiên cứu không hẳn là cần thiết đối với sự phát triển khoa học.
|
Người Đức
Từ thời Trung cổ nước Đức đã là trung tâm của tư tưởng khoa học của châu Âu. Tại đây đã có những trường đại học và các trung tâm nghiên cứu được mở ra, từ tất cả các nước châu Âu đều có người đến học tại Đức. Johann Gutenberg, Rudolf Diesel, Johann Keppler, Max Planck, Gottfried Leibniz, Konrad
Roentgen, Karl Benz đều được mọi người biết đến. Các nhà triết học Đức Kant, Hegel, Schopenhauer đã trở thành những triết gia kinh điển. Nước Đức đứng thứ ba về số lượng người đạt giải Nobel, chỉ sau Mỹ và Vương quốc Anh.
Người Đông Nam Á
Đứng đầu về mức độ thông minh có tính ổn định luôn nghiêng về những nước Đông Nam Á. Giáo sư Richard Lynn và Tatu Vanhanen (Đại học Ulster) là các tác giả nghiên cứu “Chỉ số thông minh và sự giàu có của các quốc gia” và “Chỉ số thông minh và bất bình đẳng toàn cầu” cho rằng điều này là do sự cạnh tranh cao giữa các sinh viên cùng với sự kỷ luật nghiêm ngặt của châu Á.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy một chế độ ăn uống với nhiều rau và hải sản ở khu vực này là những yếu tố có lợi cho sự phát triển trí thông minh.
Người Hồng Kông
Đứng đầu về mức độ trí tuệ trong số các nước châu Á là Trung Quốc mà đặc biệt là khu vực Hồng Kông là nơi có những điều kiện đặc biệt để phát triển các ngành khoa học tự nhiên và khoa học chính xác.
Điều đặc biệt gần đây đang trở nên phổ biến ở Hồng Kông là có những trường học mà ở đó học sinh được khuyến khích học trong thời gian rảnh rỗi. Sự khát khao tri thức như vậy đã mang lại những thành quả.
Trong bảng xếp hạng về giáo dục, Hồng Kông chỉ đứng sau Phần lan. Mức IQ trung bình ở Hồng Kông là 107 - thuộc hàng đầu thế giới.
Người Hàn quốc
Đứng thứ hai sau Hồng Kông về mức IQ là Hàn Quốc. Hệ thống giáo dục Hàn Quốc được coi là một trong những nền giáo dục tốt nhất trên thế giới, sinh viên ở Hàn Quốc sẵn sàng bỏ ra 14 giờ trong ngày cho việc học tập. Tuy vậy, ở đây cũng có một điểm trừ đáng kể: Trong thời gian diễn ra các cuộc thi ở nước này thường xảy ra làn sóng tự tử.
Người Nhật bản
Nói về các quốc gia thông minh ở châu Á không thể không nhắc đến người Nhật khi họ được công nhận là những quán quân trong các lĩnh vực công nghệ cao. Bước nhảy vọt về khoa học ở Nhật bản được bắt đầu sau chiến tranh.
Ngày nay Trường Đại học Tokyo thuộc số những trường tốt nhất ở châu Á và đứng thứ 25 trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới, tỷ lệ người biết chữ ở Nhật Bản là 99%, chỉ số IQ là 105.
Người Do thái
Sự đóng góp của người Do Thái vào nền khoa học và văn hóa thế giới rất khó được đánh giá quá cao. Với thực tế là người Do Thái chỉ chiếm 0,2% dân số Trái đất, theo số liệu của năm 2011 trong tổng số 833 người đạt giải Nobel có 186 người Do Thái. Theo đó, cứ 1 triệu người Do Thái thì có 13,2 người đạt giải thưởng này.
Đứng sau các chỉ số này là người Thụy Sĩ - 3,34 và người Thụy Điển - 3,19. Người Do thái đã có 32 lần đoạt giải về hóa học, 30 lần về kinh tế, 13 lần về văn học, 47 lần về vật lý, 55 lần về y học và 9 lần nhận giải Nobel Hòa bình. Trong tổng số 350 người Mỹ đoạt giải Nobel thì có gần 40% là người Do Thái.