Đại dịch thương hàn – căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất
Theo Trung Quốc xưa, thương hàn còn có tên gọi khác là "Tật y" hay "Tiêu thủ tật". Thời điểm bệnh bùng phát là vào mùa xuân, nhiệt độ không ổn định, lúc nóng lúc lạnh, khiến con người dễ nhức đầu, phát sốt.
Vào thời Đông Hán, 1 dòng họ có 200 nhân khẩu, thế nhưng chưa tới 10 năm (tính từ năm 196) đã tử vong hai phần ba, lý do là nhiễm bệnh thương hàn.
Thế nhưng, phải đến thế kỷ thứ 13, thương hàn mới thực sự trở thành nỗi ám ảnh của người dân.
Theo Kim sử - Ai Tông bản kỷ thượng: Vào năm 1232, Biện Kinh (bây giờ chính là thành phố Khai Phong, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) xảy ra đại dịch, chỉ trong vòng 50 ngày, đã cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người.
Đại dịch sốt rét – căn bệnh truyền nhiễm hung hiểm nhất
Sốt rét hay còn gọi là "chướng khí". Theo người Trung Quốc cổ, đây là một dịch bệnh vô cùng đáng sợ. Năm xưa, Thừa tướng Thục quốc là Gia Cát Lượng từng tạm hoãn kế hoạch nam chinh của mình cũng vì e sơ dịch bệnh đáng sợ này.
Đỉnh điểm, vào năm 756 thời Đường, khi nhà vua điều phái 7 vạn quân đi chinh phạt khu vực biên giới Vân Nam đã gặp phải nạn sốt rét. Kết cục chín phần mười đều chết bệnh.
Đại dịch đậu mùa – nỗi ám ảnh của triều Thanh
Đậu mùa còn có tên gọi khác là là "lỗ sang", "thiên hoa", "thiên đậu"… Đây là dịch bệnh vô cùng ám ảnh, đặc biệt là ở thời đại nhà Thanh. Hoàng đế Thuận Trị, từng vì đậu mùa mà ra đi khi mới vừa 24 tuổi.
Thời bấy giờ, căn bệnh này vô phương cứu chữa nên nếu mắc phải, người bệnh sẽ được cách ly nghiêm ngặt, thậm chí còn bị đưa đến những nơi hoang vu hẻo lánh để phòng chống lây nhiễm.
Thế nhưng, có 1 trường hợp kỳ diệu, người con trai thứ ba của Thuận Trị – sau này là Khang Hi Đế, cũng mắc phải đậu mùa khi mới 5 tuổi nhưng lại may mắn sống sót.