Những cuốn sách đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đến Bảo tàng Hà Nội

GD&TĐ - Ngày 3/10, Bảo tàng Hà Nội tổ chức lễ tiếp nhận các hiện vật do các tập thể và cá nhân hiến tặng, trong đó có hiện vật về cố Giáo sư, liệt sĩ Dương Quảng Hàm do gia đình và đại diện Trường THPT Dương Quảng Hàm (Hưng Yên) trao tặng.

Đại diện Trường THPT Dương Quảng Hàm trao tặng 2 cuốn sách cho Bảo tàng
Đại diện Trường THPT Dương Quảng Hàm trao tặng 2 cuốn sách cho Bảo tàng

Điều đặc biệt trong buổi lễ tiếp nhận này là việc đón nhận 2 cuốn giáo trình được coi là những cuốn sách đầu tiên của nước Việt Nam độc lập với nền giáo dục non trẻ đầy khó khăn. Đó là “Việt Nam Văn học sử yếu” và “Việt Nam thi văn hợp tuyển”của cố GS Dương Quảng Hàm.

Quang cảnh buổi lễ hiến tặng
Quang cảnh buổi lễ hiến tặng 

Giáo sư Dương Quảng Hàm sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Nho học tại làng Phú Thị, huyện Văn Giang, Hưng Yên. Cụ nội là Dương Duy Thanh từng làm Đốc học Hà Nội. Thân phụ là Dương Trọng Phổ, anh cả là Dương Bá Trạc đều tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục và cả hai đều bị bắt đi đày Côn Đảo.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Giáo sư Dương Quảng Hàm được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Chu Văn An, tức Trường Bưởi cũ. Giáo sư Dương Quảng Hàm đã đem hết nhiệt tình, tài đức để góp phần xây dựng một nhà trường cách mạng mới, một nền giáo dục dân chủ mới. Nhưng rồi, vào đêm 19/12/1946, Giáo sư Dương Quảng Hàm đã hy sinh, để lại vợ cùng tám người con với nỗi đau đớn khôn nguôi, bỏ lại cả những trang viết sách còn dang dở. Đến tận năm 2000, ông mới được công nhận liệt sỹ, được Tổ quốc ghi công.

Ngôi nhà của GS Dương Quảng Hàm ở phố Hàng Bông đã bị giặc Pháp đốt thành tro, tro dày đến hai gang tay, trong đó có cả tủ sách và những bản thảo chứa nặng tâm huyết của Giáo sư Dương Quảng Hàm.

BGH Trường THPT Dương Quảng Hàm và gia đình cố GS Dương Quảng Hàm chụp ảnh lưu niệm cùng Giám đốc Bảo tàng Hà Nội
BGH Trường THPT Dương Quảng Hàm và gia đình cố GS Dương Quảng Hàm chụp ảnh lưu niệm cùng Giám đốc Bảo tàng Hà Nội 

Hiện nay những những kỷ vật về người cha thân yêu có lẽ chỉ duy nhất còn lại là 06 bức ảnh ông chụp chung cùng với vợ và tám người con. Những bức ảnh tư liệu này đã được con trai của GS Dương Quảng Hàm là bác Dương Tự Minh tặng lại cho Bảo tàng Hà Nội.

Hồi còn dạy ở Trường Bưởi, Giáo sư Dương Quảng Hàm chỉ được dạy 3 giờ Việt văn /tuần, vì người Pháp quan niệm tiếng Việt chỉ là môn học phụ, là một thứ ngoại ngữ không quan trọng, nhưng với với vốn Nho học sâu sắc, với lòng yêu nước tha thiết, yêu văn chương, với lương tâm nghề nghiệp của người thầy, thầy giáo trẻ Dương Quảng Hàm đã vượt qua những o ép của thực dân Pháp để đi con đường riêng của mình.

Chỉ mới hơn 5 năm giảng dạy, ông đã biên soạn xong cuốn Quốc văn trích diễm, trở thành cuốn sách giáo khoa chính thức trong chương trình Việt văn ở các trường sư phạm và cao đẳng tiểu học Pháp - Việt.

Ông Nguyễn Tiến Đà, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội (bên phải) trao Giấy chứng nhận tiếp nhận hiện vật cho BGH Trường THPT Dương Quảng Hàm
Ông Nguyễn Tiến Đà, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội (bên phải) trao Giấy chứng nhận tiếp nhận hiện vật cho BGH Trường THPT Dương Quảng Hàm 

Năm 1940 cuốn Việt văn giáo khoa thư của ông được xuất bản, chuẩn bị một bước cho công trình nổi tiếng gồm hai tập: Việt Nam văn học sử yếu và Việt Nam thi văn hợp tuyển.

Hai cuốn sách này được đông đảo giới trí thức nước nhà đánh giá là cuốn văn học sử đầu tiên của nước ta được biên soạn công phu, có hệ thống và khoa học; một bộ sách giáo khoa mẫu mực, mang tính sư phạm cao, đồng thời là một công trình khảo cứu về lịch sử văn học đầu tiên, có giá trị to lớn và lâu dài.

Tại Lễ tiếp nhận, ông Nguyễn Tiến Đà, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các gia đình cố Giáo sư, liệt sĩ Dương Quảng Hàm, đại diện Trường THPT Dương Quảng Hàm, các cá nhân đã hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Hà Nội. Đồng thời khẳng định các tài liệu, hiện vật đó sẽ được Bảo tàng gìn giữ, bảo quản và phát huy giá trị lịch sử, phục vụ trong nội dung trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Hà Nội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Quân đội Israel tấn công Gaza.

IDF đã sẵn sàng tấn công Rafah

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết hôm 5/5, quân đội Israel đã sẵn sàng cho cuộc tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở phía nam Gaza.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.