Những cuộc khủng hoảng bất thường

GD&TĐ - Thông thường, cuộc khủng hoảng có thể làm thay đổi nhiều khía cạnh, trong đó có nền kinh tế quốc gia. Khi nói đến khủng hoảng, người ta thường nghĩ đến các thảm họa quy mô lớn như chiến tranh, dịch bệnh và nạn đói. 

Những cuộc khủng hoảng bất thường

Tuy nhiên, đôi khi, những điềm báo của sự diệt vong hầu như có thể nhận thấy ở những điều khá vô hại như tỷ lệ sinh thấp, thiếu... kền kền hoặc có quá nhiều gia súc xung quanh. Ít người có thể hình dung ra rằng những tình huống có vẻ không quá đặc biệt lại thể dẫn đến những hậu quả tồi tệ.

Khủng hoảng sinh sản ở Hàn Quốc

Khủng hoảng sinh sản ở Hàn Quốc trầm trọng đến nỗi chính phủ đang trả tiền cho các cặp vợ chồng để họ chịu sinh con. Tỷ lệ sinh của quốc gia này đạt mức thấp kỷ lục trong năm 2018. Với tốc độ hiện tại, dân số dự kiến sẽ tăng trong mức âm chỉ sau mười năm. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều người chết hơn số trẻ được sinh ra. Nếu xu hướng này còn tiếp tục mà không được điều chỉnh, ước tính đến năm 2750 sẽ không còn ai sinh sống ở đất nước này.

Chỉ trong 13 năm, chính phủ Hàn Quốc đã phải chi hơn 121 tỷ dollar để khuyến khích cha mẹ sinh thêm con. Hiện nay, hầu hết các bậc cha mẹ đều đủ điều kiện nhận tới 270 dollar một tháng từ chính phủ. Bắt đầu từ cuối năm 2019, số giờ làm việc của các bậc cha mẹ có con dưới tám tuổi sẽ được giảm một giờ mỗi ngày.

Chính phủ cũng đang xây dựng nhiều trường mẫu giáo và dịch vụ chăm sóc ban ngày cho trẻ. Sắp tới, những người cha có con mới sinh cũng sẽ được nghỉ phép có lương trong mười ngày, nhiều hơn 7 ngày so với hiện nay.

Khủng hoảng “bò lang thang” ở Ấn Độ

Bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) đang trải qua cuộc khủng hoảng bò nghiêm trọng. Người Ấn không ăn thịt bò vì chúng được coi là sinh vật linh thiêng. Một số người ăn bò, nhưng chính quyền tiểu bang và các nhóm bảo vệ bò đã có nhiều biện pháp hạn chế. Điều này đã khiến nông dân không muốn giữ bê đực cũng như những con bò không còn sản xuất sữa.

Phần lớn nông dân đẩy những con gia súc không sinh sản này ra đường phố, vì nuôi chúng chỉ thêm tốn kém. Vào năm 2012, có tới 1.009.436 gia súc đi lang thang ở bang Uttar Pradesh. Điều tra dân số năm nay của Live Stock dự kiến còn có một con số cao hơn nhiều. Những con gia súc được thả đi hoang đã trở thành một mối phiền toái vì chúng tràn vào các trang trại và ăn hoa màu. Những chuồng bò đã nhanh chóng trở nên quá đông đúc và thiếu thốn.

Ngày nay, nông dân và các thành viên cộng đồng nhốt gia súc đi lạc trong các tòa nhà chính phủ như trường học và bệnh viện. Chính quyền buộc phải tổ chức các vụ bắt giữ những người bỏ rơi gia súc của họ, dẫn đến sự gia tăng số lượng bò và bò đi hoang trong khu vực. Mới đây, mười bốn nông dân Kanpur, Ghatampur tehsil, đã bị bắt và bỏ tù sau khi bị phát hiện là chủ sở hữu của bầy gia súc bị nhốt trong một ngôi trường địa phương sau khi chúng phá hoại mùa màng của người dân trong khu vực.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.