Những “cung điện trên không”

GD&TĐ - Tổng thống Recep Erdogan cho là không công bằng bởi trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không có bom nguyên tử của riêng mình, trong khi hầu như tất cả các nước phát triển đều sở hữu thứ vũ khí được cho là “bảo bối” này. Các chuyên gia đặt câu hỏi: Nhờ quốc gia nào mà Ankara có thể có được các công nghệ để tạo ra vũ khí hạt nhân và cơ hội nào để nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có thể quyết định sản xuất vũ khí hạt nhân?

Phải tốn 87 triệu USD (khoảng hơn 2.000 tỷ VND) mới mua được một máy bay
Phải tốn 87 triệu USD (khoảng hơn 2.000 tỷ VND) mới mua được một máy bay

“Lâu đài bay”

Vài thập kỷ gần đây, lượng tỷ phú và triệu phú gia tăng chóng mặt. Nhu cầu và thách thức về sự xa xỉ không ngừng leo thang. “Là bình thường thôi khi các hãng hàng không lớn như Airbus hay Boeing có một đội ngũ riêng để phục vụ VIP”, Richard Gaona, CEO của Hãng hàng không Comlux (Thụy Sĩ) nhận định.

Comlux cũng có dòng máy bay phản lực được thiết kế riêng dành cho VIP: Airbus A330 VIP. Nó “sang chảnh” từ cái cánh trở đi, còn bên trong không khác gì khách sạn năm sao. Giá trị của một chiếc Airbus A330 VIP là 200 triệu USD.

Hãng Boeing thì có Boeing Business Jet, Airbus có Airbus Corporate Jet. Các dòng sản phẩm phi cơ VIP cũng nâng cấp liên tục. Nếu trước đây, chúng nổi bật bởi các thiết kế như Airbus A320 hay Boeing 737, thì hiện tại là các mẫu mới nhất như Boeing 747, Airbus A340, Boeing 787, Airbus A350… Tất cả các hãng hàng không đều có một đội ngũ phục vụ VIP riêng.

Ngoài những lúc cần sử dụng, các chủ máy bay VIP có thể cho thuê
Ngoài những lúc cần sử dụng, các chủ máy bay VIP có thể cho thuê  

Nội thất sang trọng

Muốn sở hữu một chuyên cơ riêng, người mua cần bỏ ra chí ít là 87 triệu USD (hơn 2.000 tỷ đồng). Tất nhiên, đó mới chỉ là giá của một chiếc máy bay trống. Muốn trang trí, điều chỉnh bên trong theo ý của gia chủ thì phải bỏ thêm số tiền lớn khác.

Cũng theo David, phong cách bài trí bên trong máy bay VIP chỉ giới hạn trong 2 kiểu: Phòng nghỉ hoặc văn phòng. Với dạng phòng nghỉ, nó sẽ được bài trí tương tự như phòng ngủ của khách sạn 5 sao. Đó là giường lớn (kích cỡ “king”); chăn, gối, đệm sang trọng, đầy đủ; bàn ghế bày biện đẹp, hài hòa; tủ rượu Champagne tráng lệ, ly cốc sẵn sàng…

Vì cần giảm thiểu sức nặng, đa phần nguyên liệu đóng đồ nội thất máy bay đều thuộc loại nhẹ. Thay vì bằng các loại gỗ đặc, chắc, chúng chỉ được ốp một lớp gỗ mỏng bên ngoài lấy hình thức. Tất nhiên, vẫn có những chủ sở hữu thật sự thích “sang cực sang”.

Họ không tiếc “trát” cả 200 - 300kg vàng nguyên chất, biến từ bàn ghế đến tận bệ bồn cầu thành màu vàng chóe. Ví dụ như chiếc chuyên cơ riêng của Quốc vương Hassanal Bolkiah, Brunei. Nó được dát vàng khắp nơi, thậm chí có hẳn bồn rửa tay được đúc bằng vàng ròng 24k.

Giá cả trang trí nội thất bên trong máy bay thì tùy chủ sở hữu
Giá cả trang trí nội thất bên trong máy bay thì tùy chủ sở hữu 

Thịnh kích thước nhỏ gọn

Vào năm 2007, Hoàng tử Al-Waleed bin Talal của Ả-rập Xê-út từng đặt một Airbus A380 phiên bản VIP. Vốn dĩ, Airbus A380 là dạng máy bay chở khách lớn nhất thế giới. Nó bao gồm 2 tầng, 4 động cơ và khoảng trống sử dụng lên đến 550 m2. Hãng Airbus gọi chiếc Airbus A380 phiên bản VIP là “Cung điện bay A380”.

Bên trong “Cung điện bay A380”, Airbus cho chia thành 3 tầng, lắp đặt thang máy lên xuống và phân bố 4 dãy phòng khổng lồ. Hệ thống phòng được đầu tư hoành tráng, bao gồm các phòng ngủ, phòng họp, quầy bar, phòng ăn, phòng spa, phòng chiếu phim, phòng tập thể dục... đều siêu xa hoa. Sau khi hoàn tất, ước tính “Cung điện bay A380” tốn hết 500 triệu USD.

Tuy nhiên, sau “Cung điện bay A380”, Airbus đã tuyên bố ngừng sản xuất mẫu máy bay khổng lồ này. Họ chuyển sự tập trung vào các mẫu chuyên cơ VIP kích thước nhỏ.

Nội thất chuyên cơ dát vàng của Quốc vương Hassanal Bolkiah
 Nội thất chuyên cơ dát vàng của Quốc vương Hassanal Bolkiah 

Cho thuê là chính

Trong 300 máy bay VIP bay lên hạ xuống trên bầu trời, phần lớn chúng đều là tài sản tư của cá nhân siêu giàu hoặc tập đoàn. Mặc dù các chủ sở hữu mua để sử dụng, nhưng không phải ngày nào cũng cần cất cánh. Có là tỷ phú thì vẫn nỗ lực “tăng thu nhập”. Thành ra ngoài lúc cần dùng, họ vẫn tranh thủ cho thuê. Mà ngay cả lúc cần dùng, cũng có người đồng ý cho khách lạ “bay ké”.

Với những chủ sở hữu muốn “tăng thêm thu nhập”, các hãng hàng không sẽ lên lịch trình cho máy bay VIP tư cùng với các máy bay VIP chuyên dụng của mình. Khách hàng chỉ việc đăng ký hành trình như thủ tục đăng ký các chuyến bay thông thường. Chỉ có điều, giá thuê cũng phải VIP.

Theo thống kê mới nhất, hiện có khoảng 300 “lâu đài bay” trên bầu trời. Chúng là những máy bay tư nhân, được thiết kế siêu sang trọng, dành riêng phục vụ các VIP giàu có, quyền lực. Ước tính, mỗi “cung điện trên không” có giá trị khoảng 200 triệu USD (hơn 460 tỷ đồng).
Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ nhập viện do uống vitamin quá liều. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương

'Con dao hai lưỡi' mang tên vitamin

GD&TĐ - Theo chuyên gia y tế, chỉ nên sử dụng một lượng vitamin cân đối vừa đủ cũng như phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của cơ thể.