Những con người tồn tại ở nơi khắc nghiệt nhất hành tinh: -55 độ C vẫn là ấm, lợi dụng cả “cổng địa ngục” để sinh tồn - tiến hóa đỉnh cao là đây chứ đâu

Từ những nơi lạnh tới âm 60 độ C cho đến vùng lắm lúc đột ngột tăng lên 60 độ C, trơ trọi không một sự sống, vẫn có con người tồn tại. Rõ ràng cũng da mỏng thịt mềm như chúng ta, làm thế nào họ sống sót nổi?

Những cái hồ ngập tràn khí độc, cổng địa ngục đích thực tại nhân gian
Những cái hồ ngập tràn khí độc, cổng địa ngục đích thực tại nhân gian

Mùa đông của Việt Nam chẳng mấy khi xuống tới 0 độ, nhưng vẫn đủ để rét run, muốn trùm chăn nằm yên, không bước chân ra khỏi nhà. Vậy mà tại Oymyakon, thị trấn gần như âm độ C quanh năm, bộ lạc Yakut đã chống chọi suốt 8 thế kỷ.

Yakut là một hậu duệ của tộc Hung Nô. Họ di cư từ khu vực Hồ Baikal tới Oymyakon (Nga) vào khoảng thế kỷ 13.

Những con người tồn tại ở nơi khắc nghiệt nhất hành tinh: -55 độ C vẫn là ấm, lợi dụng cả cổng địa ngục để sinh tồn - tiến hóa đỉnh cao là đây chứ đâu - Ảnh 1.

Người Yakut

Oymyakon vốn nổi tiếng là thị trấn lạnh nhất thế giới. Nó nằm ở phía bên trái của sông Indigirka, trên độ cao 745m so với mực nước biển. Mùa đông Oymyakon luôn trong tình trạng dưới 0C. Những lúc lạnh nhất, nó có thể -67C. Với mức nhiệt độ này, chỉ cần vừa thò mặt ra bên ngoài là đối diện ngay với tử thần. Mới hít thở được vài nhịp, phổi đã bị không khí lạnh đóng băng.

Người Yakut thường dùng áo lông cừu hoặc các loại lông động vật khác. Ngay cả chiếc kính mát cũng phải được làm bằng móng guốc. Bão tuyết ở đây mạnh tới 160km/h. Dù vậy, miễn là thời tiết ấm hơn -55C, đám con nít vẫn tung tăng ra ngoài đi chơi, đi học.

Đồ ăn thức uống của người Yakut chỉ có thịt và sữa. Điều kiện khí hậu của Oymyakon không cho phép rau xanh sinh trưởng. Trong mùa đông, sữa ngựa và tuần lộc, kèm với thịt bò còn giúp làm chậm quá trình trao đổi chất. Nó giữ cho con người có thể sống mà không tiêu tốn quá nhiều calo.Những con người tồn tại ở nơi khắc nghiệt nhất hành tinh: -55 độ C vẫn là ấm, lợi dụng cả “cổng địa ngục” để sinh tồn - tiến hóa đỉnh cao là đây chứ đâu ảnh 2Những con người tồn tại ở nơi khắc nghiệt nhất hành tinh: -55 độ C vẫn là ấm, lợi dụng cả “cổng địa ngục” để sinh tồn - tiến hóa đỉnh cao là đây chứ đâu ảnh 3Những con người tồn tại ở nơi khắc nghiệt nhất hành tinh: -55 độ C vẫn là ấm, lợi dụng cả “cổng địa ngục” để sinh tồn - tiến hóa đỉnh cao là đây chứ đâu ảnh 4

Trên thực tế, thử thách lớn nhất với người Yakut không phải sinh tồn của người sống, mà là đối đãi với… người chết. Bộ lạc này theo hình thức mai táng địa táng. Rất khó để đào được một huyệt mộ trên nền đất bị đóng băng. Họ phải đốt lửa, lấy than nóng làm mềm đất trước. Sau đó, cứ tiếp tục đào rồi lại đốt suốt nhiều ngày mới xong một huyệt mộ.

Người Afar: Lợi dụng cả "cổng địa ngục" mà kiếm miếng ăn

Không có nơi nào trên hành tinh xanh vừa siêu cằn cỗi lại vừa đẹp hơn Dallol, vùng đất được mệnh danh "cổng địa ngục" tại Etiopia. Mặt đất Dallol rực rỡ hơn cả thảm nghệ thuật màu sắc, nhưng đặc axit và siêu mặn. Trong những hồ nước lung linh, đủ màu ở đây tuyệt không có một mủn sự sống nào.

Khí hậu Dallol cực kỳ nóng, thường xuyên ở mức trên 30 độ C, có lúc tăng vọt lên tận hơn 60. Ẩn dưới bề mặt lại là núi lửa đang sôi sục. Chỉ cần đứng yên ở đây vài phút, đôi giày dưới chân liền tan chảy thành nhựa lỏng.

Những con người tồn tại ở nơi khắc nghiệt nhất hành tinh: -55 độ C vẫn là ấm, lợi dụng cả cổng địa ngục để sinh tồn - tiến hóa đỉnh cao là đây chứ đâu - Ảnh 3.

Những con người của tộc Afar

Thế nhưng, Dallol vẫn là quê hương của người Afar. Nguồn muối dồi dào trong khu vực nóng chín người này là một phần sinh kế của họ. Người Afar không dám vào "cổng địa ngục" lúc ban ngày. Họ phải đợi đêm xuống, khi không khí đã mát hơn một chút mới tiếp cận, thu thập muối.

Thức uống hàng ngày của người Afar là sữa bò hoặc sữa dê. Chúng có tác dụng chống mất nước và hồi sức hiệu quả hơn bất kỳ loại nước tăng lực nào. Họ cũng sáng tạo ra một kiểu sơn rất đặc biệt, có khả năng phản chiếu ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, người Afar còn khôn khéo tận dụng nền nhiệt cao, ủ phân lấy sức nóng đun sôi nước uống.

Những con người tồn tại ở nơi khắc nghiệt nhất hành tinh: -55 độ C vẫn là ấm, lợi dụng cả cổng địa ngục để sinh tồn - tiến hóa đỉnh cao là đây chứ đâu - Ảnh 4.

Những cái hồ ngập tràn khí độc, cổng địa ngục đích thực tại nhân gian

Người Atacameno: Có lên Sao Hỏa chắc vẫn sống tốt

Atacameno là một bộ lạc bản địa của vùng Sa mạc Atacama, Chile. Nhắc đến Atacama, chúng ta biết đó là một trong những hoang mạc khô hạn nhất Trái đất. Lượng mưa ở nơi này luôn ở dưới 50mm/năm, trung bình chỉ rơi vào tầm 25mm/năm. Đến cả xương rồng cũng phải chịu thua môi trường siêu khô hạn, đến mức xác chết có thể được bảo quản mà chẳng cần... ướp.

Vậy mà trong Atacama vẫn có con người. Bộ lạc Atacameno đã sinh ra và lớn lên ở đây, thành lập làng, chiến đấu với sự hà khắc của mẹ thiên nhiên hàng thiên niên kỷ. Mỗi ngày, họ kiên nhẫn thu hoạch nước từ sương mù bằng cách giăng các tấm lưới bắt sương.Những con người tồn tại ở nơi khắc nghiệt nhất hành tinh: -55 độ C vẫn là ấm, lợi dụng cả “cổng địa ngục” để sinh tồn - tiến hóa đỉnh cao là đây chứ đâu ảnh 7Những con người tồn tại ở nơi khắc nghiệt nhất hành tinh: -55 độ C vẫn là ấm, lợi dụng cả “cổng địa ngục” để sinh tồn - tiến hóa đỉnh cao là đây chứ đâu ảnh 8Những con người tồn tại ở nơi khắc nghiệt nhất hành tinh: -55 độ C vẫn là ấm, lợi dụng cả “cổng địa ngục” để sinh tồn - tiến hóa đỉnh cao là đây chứ đâu ảnh 9

Đối với trồng trọt, người Atacameno cưa sừng gia súc mới làm thịt, xếp hàng dưới mặt đất, thu hút ruồi nhằng bay tới đẻ trứng. Ấu trùng của đám côn trùng sẽ giúp xới đất, tăng độ phì nhiêu, nâng năng suất nông sản lên hẳn 75%.

Gần đây, Atacama còn có thêm các các vị khách mới từ... NASA. Cơ quan không gian đã đưa một số thành viên tới đây, thực địa "cuộc sống trên Sao Hỏa" và thử nghiệm các thiết bị.

Người Antandroy: Bột vỏ cây cũng đủ chống tia cực tím

Antandroy là một dân tộc du mục của Madagascar, quốc đảo bị tách khỏi Ấn Độ vào khoảng 88 triệu năm trước, trôi đến biển Châu Phi. Một mình giữa biển lớn, Madagascar phát triển sự tiến hóa riêng. Mãi đến khoảng năm 350 TCN, nơi này mới có người đến ở.

Những con người tồn tại ở nơi khắc nghiệt nhất hành tinh: -55 độ C vẫn là ấm, lợi dụng cả cổng địa ngục để sinh tồn - tiến hóa đỉnh cao là đây chứ đâu - Ảnh 6.
Người Antandroy sinh sống chủ yếu trong khu vực Toliara, vùng đất được mệnh danh là "thành phố Mặt trời". Ở đây luôn thừa nắng và nóng bức, lượng mưa chỉ dưới 400mm/năm. Gió nam khô nóng hoành hành liên tục, khiến cái nắng vốn đã gắt gỏng lại càng thêm khó chịu.

Để chống nắng, người Antandroy phải nghiền vỏ cây thành bột, đắp lên mặt. Ngoại trừ tác dụng chắn tia UV, lớp bột vỏ cây này còn tiện thể chống côn trùng.

Theo HELINO

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ