Những chuyện lạ lùng ở đường biên giới các nước

Người dân hai quốc gia vui vẻ chơi bóng chuyền bên hàng rào biên giới của nhau hay ấn hai chuông trên cánh cửa giữa hai quốc gia là những câu chuyện kỳ quặc lạ lùng về biên giới các nước trên thế giới.

Những chuyện lạ lùng ở đường biên giới các nước

Chơi bóng truyền đường biên Mỹ-Mexico

Hàng năm, người dân vùng Naco bang Arizona cùng người dân Naco thuộc đất nước Mexico cùng tụ tập thi đấu bóng chuyền mang tên Fiesta Bi-Nacional tại hàng rào biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico.

Những chuyện lạ lùng ở đường biên giới các nước ảnh 1

Người dân Mỹ (trái) và Mexico (phải) vui vẻ chơi bóng chuyền bên hàng rào biên giới.

Người dân thuộc hai cộng đồng dân cư ở đây từng có thể đi lại tự do. Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi khi nhiều năm trước một hàng rào biên giới cao quá đầu đã phân cách vùng Naco của Mỹ và Mexico làm hai.

Lái xe mô tô trượt tuyết ở Na Uy và Thụy Điển

Tại biên giới hai nước Bắc Âu là Na Uy và Thụy Điển tồn tại tuyến đường tuyết độc đáo và hiểm trở, lằn ranh phân chia biên giới hai quốc gia này với nhau.

Những chuyện lạ lùng ở đường biên giới các nước ảnh 2

Lái xe mô tô trượt tuyết trên tuyến đường biên giới ở Thụy Điển - Na Uy.

Tuyến đường này cũng là địa điểm thử thách tuyệt vời cho các tay đua mô tô trượt tuyết yêu thích phiêu lưu mạo hiểm. Tuy vậy, thú tiêu khiển này lại bị ngăn cấm bên phía Na Uy nhưng Thụy Điển lại hoàn toàn được phép.

Cây cầu chuyển tay phải sang tay trái giữa Ma Cao và Trung Quốc

Điều gì xảy ra khi hai con đường dành cho người lái tay trái (nghịch) giao nhau với đường dành cho người lái tay phải (thuận)? Vốn dĩ người dân thuộc đặc khu hành chính Ma Cao vẫn duy trì thói quen lái xe về phía tay trái tương tự như ở Hồng Kông dù luật Trung Quốc quy định người dân nước này điều khiển phương tiện giao thông về phía tay phải.

Những chuyện lạ lùng ở đường biên giới các nước ảnh 3

Cây cầu chuyển tay lái thuận nghịch ở Ma Cao và Trung Quốc đại lục.

Điều này có nghĩa hành khách tới vùng giáp ranh giữa Ma Cao và vùng phụ cận của Trung Quốc sẽ phải đi qua một cây cầu chuyển đổi đường mà không bị coi là rời khỏi lãnh thổ của nhau.

Cây cầu có tên Liên Hoa giữa địa phận Ma Cao và đảo Hoành Cầm thuộc khu kinh tế Chu Hải, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc đại lục). Xe chạy trên tuyến đường vòng của phía Trung Quốc sẽ phải chạy vòng phía dưới cầu theo phần vòng cung bất đối xứng để đổi làn.

Lỗ chơi golf trên biên giới hai nước Thụy Điển và Phần Lan

Sân golf Green Zone Or Tornio Golf Club được biết đến là một sân golf độc đáo có một không hai với 9 lỗ nằm trên lãnh thổ Phần Lan, 9 lỗ còn lại trên địa phận Thụy Điển.

Những chuyện lạ lùng ở đường biên giới các nước ảnh 4

Chơi golf ở biên giới hai nước Thụy Điển và Phần Lan.

Đường biên giới hai nước phân chia dựa theo dòng chảy của sông Tornio, chạy qua sân golf. Du khách tới đây có thể chơi golf vào bất kỳ thời gian nào dù ngày hay đêm vào mùa golf.

Chạy tự do trên sân bóng chày giữa Mỹ, Mexico và Canada

Craig Robinson, blogger nổi tiếng của Flip Flop Fly Ball và tác giả cuốn sách đồ họa thông tin về bóng chày đã nhận thấy một điều khá thú vị.

Những chuyện lạ lùng ở đường biên giới các nước ảnh 5

Hình ảnh cho thấy những sân bóng chạy có thể giúp mọi người đi qua lại giữa Mexico, Mỹ và Canada dễ dàng.

Đó là có nhiều sân bóng chày ở Canada và Mexico có thể khiến một cầu thủ sau khi thực hiện cú đánh mạnh khiến bóng bay ra ngoài sân, được ăn điểm trực tiếp, người đánh được quyền chạy một vòng quanh sân qua cả biên giới Mỹ và chạy ngược lại quốc gia của mình.

Có hai sân bóng như vậy để bạn có thể từ Canada vào lãnh thổ Mỹ, một sân từ Mỹ vào lãnh thổ Mexico và 6 sân từ Mexico để vào lãnh thổ Mỹ.

"Chuyến đò" du ngoạn ngã ba biên giới

Chuyến du ngoạn trên tàu thủy tại ngã ba biên giới sông Iguazu kéo dài 2 giờ đồng hồ, đưa du khách thăm vùng tam giác biên giới giữa 3 quốc gia Nam Mỹ là Argentina, Brazil và Paraguay.

Những chuyện lạ lùng ở đường biên giới các nước ảnh 6

Ngã ba sông giữa ba quốc gia (ảnh trên) và thác Iguazu.

Khi tàu quay lại, du khách có cơ hội ngắm dòng thác Iguazu hùng vĩ, một trong những con thác lớn nhất trên thế giới nằm trên địa phận hai quốc gia là Brazil và Argentina.

Gặp tượng khủng long hôn nhau tại biên giới Trung Quốc - Mông Cổ

Tại vùng cực Bắc của Trung Quốc, nơi giáp ranh biên giới với quốc gia láng giềng Mông Cổ, du khách sẽ bắt gặp cặp tượng hai chú khủng lo ăn cỏ khổng lồ "khóa môi" nhau khi vươn chiếc cổ dài bắc ngang tuyến đường cao tốc nối hai quốc gia.

Những chuyện lạ lùng ở đường biên giới các nước ảnh 7

Cổng chào khủng long "mi nhau" giữa Trung Quốc và Mông Cổ.

Thực ra đây là chiếc cổng chào giữa biên giới hai nước, được xây dựng từ năm 2007 nhằm giới thiệu tới du khách về "đặc sản" của vùng là hóa thạch loài khủng long.

Vùng lãnh thổ này có tên gọi Thành phố khủng long, nằm cạnh khu vực Erenhot, quê hương của loài khủng long xưa kia. Nơi đây các nhà khảo cổ từng phát hiện ra rất nhiều hóa thạch loài khủng long vẫn còn được bảo tồn khá tốt, được coi là địa điểm chứa đựng hóa thạch khủng long lớn nhất và tốt nhất ở châu Á.

Hình vẽ bằng cây tại biên giới giữa Ba Lan - Ukraine

Trên cánh đồng giữa hai địa phận Horodyszcze thuộc Ba Lan và Warez của Ukraine, họa sĩ Jaroslaw Koziara đã cho trồng thảm cây được cắt tỉa hình một chú cá khổng lồ nhân dịp Festival nghệ thuật 2011 diễn ra tại đây.

Những chuyện lạ lùng ở đường biên giới các nước ảnh 8

Cánh đồng cây hình cá giữa hai nước Ba Lan và Ukraine.

Với tác phẩm này, Koziara muốn thể hiện lịch sử đoàn kết và giao thương của người dân biên giới hai quốc gia. Từ đó thể hiện cho thấy tự nhiên và văn hóa vẫn tồn tại vượt ra ngoài yếu tố địa chính trị do con người đặt ra.

Tác phẩm trên được người họa sĩ sử dụng 23 loại thực vật dọc theo biên giới hai nước và tạo ra hai nửa của một chú cá.

Cánh cửa hai chuông trên biên giới Bỉ và Hà Lan

Một ngôi nhà thuộc thị trấn tự trị Baarle-Nassau của nước Bỉ và Baarle-Hertog thuộc Hà Lan. Điều đặc biệt là ngôi nhà có hai địa chỉ tại hai quốc gia và có hai chuông cửa.

Những chuyện lạ lùng ở đường biên giới các nước ảnh 9

Cánh cửa hai chuông tại biên giới Bỉ và Hà Lan.

Bạn có thể ấn chuông ở cả hai bên cánh cửa và chạy qua lại giữa hai quốc gia. Vì đường biên giới được phân chia bằng các vạch chữ thập màu trắng vẽ trên mặt đất, chạy theo hình zíc zắc khắp phố phường, xuyên qua cả nhà cửa, vườn tược. Vì vậy có những ngôi nhà bị phân chia làm đôi, một nửa nằm ở Hà Lan, nửa còn lại nằm trên đất Bỉ.

Theo 24h

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ