Hạ khô thảo
Tên khoa học Brunella (Prunella0 vulgaris L), thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.
Theo người xưa cây này sau ngày hạ chí (mùa hạ) thì khô héo nên gọi là hạ khô thảo (trên thực tế ở nước ta, mùa hạ cây vẫn tươi tốt).
Hạ khô thảo là một cây sống dai có thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa, có ít lông ở thân và lá.
Hạ khô thảo
Cụm hoa mọc ở đầu cành giống như bông do nhiều hoa có cuống ngắn mọc vòng, mỗi vòng có 5 - 6 hoa. Đài hoa có hai môi, môi trên có ba răng, môi dưới có hai răng, hình ba cạnh. Cánh hoa màu tím nhạt hình môi, môi trên như cái mũi, môi dưới sẻ ba, thùy giữa rộng hơn, nhị 2 dài, 2 ngắn, đều thò ra khỏi tràng. Vòi nhỏ dài. Quả nhỏ cứng.
Bài thuốc tham khảo cho người bị ung thư gan là hạ khô thảo 12g, lưỡi rắn trắng 120g, bồ công anh, tử hoa địa đinh, nhân trần 30g, côn bố, hải tảo, bại tương thảo, toàn phúc hoa (cho vào túi vải sắc), chíc miết giáp 15g, xích thước, hòe giác sao, tam lăng nướng đều 10g. Sắc uống.
Cây đại kế
Đại kế là một vị thuốc quý được Đông y và dân gian sử dụng trong việc chữa trị các xuất huyết như chảy máu cam, nôn ra máu, đái ra máu, bệnh viêm gan và nhiều bệnh khác rất hiệu quả.
Cây đại kế còn có tên khác là ô rô, ô rô cạn, hổ kế, mã kế, miêu khế, thích kế, đại kế dịp, địa đinh, địa đinh thảo, địa đinh hương, địa hạ thảo.
Đây là một cây thuộc loại thân thảo sống lâu năm, rễ có hình thoi dài và có nhiều rễ phụ. Thân màu xanh cao dưới 1m, có nhiều rãnh dọc rộng từ 5 - 10cm. Trên thân phủ nhiều lông mịn màu trắng. Lá không có cuống, phiến lá hình bầu dục, ít lông, có 4 - 5 thùy, mép lá có gai mềm, nhọn. Hoa tựa hình đầu, đường kính khoảng 3 - 5cm, cánh hoa màu tím đỏ. Quả hình thuôn dài khoảng 4mm, hơi dẹt và da nhẵn. Cây thường ra hoa vào tháng 5 - 7 của năm.
Đại kế.
Trong cây đại kế có chứa các thành phần gồm: Alcaloid ở trạng thái lỏng, glycosid (tiliaxin), enzym labenzym, inulin, tinh dầu, nhựa… nên nước sắc từ cây đại kế có tác dụng ức chế sự sinh trưởng phát triển của trực khuẩn lao, liên cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu và tác dụng hạ huyết áp.
Đại kế có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy kinh tâm, can, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, tiêu thũng, khứ ứ, thông sữa.
Bài thuốc tham khảo cho người bị ung thư gan là: Rễ đại kế 90g, rễ hàm ếch 90g, chia ra nấu riêng mỗi thứ, bỏ bã, thêm đường kính trắng tùy thích, buổi sáng uống nước rễ hàm ếch, buổi chiều uống nước rễ đại kế.
Đan sâm
Đan sâm còn có tên khác là huyết sâm, xích sâm, huyết căn, tử đan sâm. Tên khoa hoc: Dược liệu là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây đan sâm (Salvia mitiorrhiza Bunge), họ bạc hà (Lamiaceae).
Cây cao 1,5cm, màu đỏ nâu (nên còn có tên là xích sâm, huyết sâm, hồng căn). Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, thô, có vân nhăn dọc. Vỏ rễ già bong ra, thường có màu nâu tía. Chất cứng và giòn, mặt bẻ gẫy không chắc có vết nứt, hoặc hơi phẳng và đặc, phần vỏ màu đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám hoặc màu nâu tía với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hình xuyên tâm. Mùi nhẹ, vị hơi đắng và se.
Các dẫn chất có nhóm ceton (tansinon I, tansinon II, tansinon III) và chất tinh thể màu vàng cryptotanshinon, isocryptotanshinon, methyl-tanshinon. Ngoài ra còn có acid lactic, phenol, vitamin E. có tác dụng khứ ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền.
Bài thuốc tham khảo cho người bị ung thư gan là đan sâm, uất kim, hoàng kỳ, hương phụ đều 10g. Chíc miết giáp 15g, nhân sâm (sinh sái sâm) 3g (gói riêng, hãm riêng) sắc uống mỗi ngày một thang. Đồng thời lấy Ngô công, toàn yết, thủy điệt, ngũ linh chi, Tằm vôi, Chương lang (con gián), Biển bức (con dơi) đều bằng nhau. Tất cả tán thành bột, mỗi lần uống 3g, mỗi ngày 2 lần, uống với nước đun sôi.