Những câu nói cha mẹ nên dùng khi dạy con bướng bỉnh

Không ít các bậc cha mẹ tỏ ra thiếu kiên nhẫn, cáu gắt và thậm chí đánh mắng con khi trẻ bướng bỉnh, như vậy chả khiến trẻ nghe lời mà còn tiếp tục tái diễn thói xấu.

 Bạn đừng vội la hét vào mặt con khi chúng mắc lỗi, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo để trẻ nhận ra vấn đề.
Bạn đừng vội la hét vào mặt con khi chúng mắc lỗi, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo để trẻ nhận ra vấn đề.

Cha mẹ có biết, chính việc thay đổi cách nói, cư xử từ phía cha mẹ mới giúp trẻ bớt bướng bỉnh và chịu nghe lời, chứ không phải quát mắng, hay dùng roi để dạy.

Dưới đây là một số câu nói quen thuộc cha mẹ cần sửa đổi khi nói chuyện với con:

- Khi con khóc lóc, la hét, cha mẹ quát lên: “Im ngay!”, “Đừng khóc nữa!”, “Bớt rên rỉ đi” ... sẽ khiến trẻ càng gào khóc to hơn, thậm chí không thể dừng lại được và có thể khiến trẻ càng buồn bã, giận dữ. Bạn hãy hít một hơi thật sâu, và nhẹ nhàng nói với con: “Chuyện gì xảy ra với con?”, “Bố mẹ đang lắng nghe đây. Kể cho bố mẹ biết nào.”

- Tuyệt đối đừng nói con bạn là “Ngu ngốc!”. Hãy sử dụng một từ khác nhẹ nhàng hơn, mang nghĩa thông cảm: “Đừng buồn, ai cũng có lúc ngố thế đấy.”

- Nếu con đòi một món đồ của người khác, thay vì quát lên “Đó không phải đồ của con!”, bạn hãy sử dụng những câu nói nhẹ nhàng hơn như: “Cái đó là của bạn rồi. Sao chúng mình không chơi cái này nhỉ?” và đưa cho trẻ một món đồ khác.

- Đừng cáu gắt khi trẻ làm đổ thức ăn, hãy gọi con lấy giẻ lau và hướng dẫn con thu dọn, sau đó bé chắc chắn sẽ cẩn thận hơn và biết tự thu dọn nếu lỡ làm đổ.

- Nếu trẻ đang muốn kể một điều gì nhưng nói năng quá lộn xộn, nói với trẻ rằng “Mẹ chẳng hiểu con đang nói gì cả!” sẽ khiến bé cảm thấy cụt hứng và tủi thân. Thay vào đó, hãy gợi chuyện từ từ để dần hiểu điều trẻ đang muốn nói, điều đó sẽ giúp thu hẹp khoảng cách với con.

- Trách mắng trẻ thậm tệ vì kết quả học tập không tốt sẽ càng làm trẻ ghét việc học. Thay vì thế, hãy nói: “Môn văn của con rất khá đấy, nhưng môn toán có vẻ không ổn. Con không hiểu chỗ nào, có cần mẹ giúp không?”

Hãy nhớ rằng không có quy tắc nào về nuôi dạy con cái khuyến khích bạn công kích, chỉ trích trẻ. Dù ở bất kỳ tình huống nào, sự chia sẻ, thông cảm cũng gây được thiện chí, nhất là với một đứa trẻ đang gặp rắc rối.

Theo giadinhvietnam.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.