Những cách giáo dục sai lầm của cha mẹ khiến trẻ rụt rè

Nhiều bậc cha mẹ thắc mắc, vì sao con mình ra ngoài lại rụt rè, ngại giao tiếp, không lém lĩnh như con nhà người khác. Tất cả là bởi do chính cách dạy dỗ sai lầm ngay từ đầu của cha mẹ đó!

Những cách giáo dục sai lầm của cha mẹ khiến trẻ rụt rè

Gần đây, ngày càng có nhiều phụ huynh phàn nàn rằng, trẻ em ngày càng trở nên nhút nhát, thấp kém, rụt rè, quá kỷ luật và không tự tin. Chúng không sẵn sàng thử những điều mới, không muốn tiếp xúc với người lạ, đối mặt với những cơ hội hay những điều mà chúng yêu thích.

Nhiều bậc cha mẹ không biết rằng, trẻ em cần có một tuổi thơ hạnh phúc, không sợ hãi, lo lắng bởi những dọa nạt của cha mẹ thì ra ngoài mới tự tin trong giao tiếp được. Trẻ em mặc cảm tự ti thường có nỗi bất hạnh trong cuộc sống hàng ngày và chúng thường có xu hướng bị trầm cảm và không dám đối phó với người khác.

Khi đứa trẻ cảm thấy bản thân mình thấp kém, nó không những không dám đối diện với mọi người, nó còn sẽ dễ có những biểu hiện như:

- Dễ dẫn đến tự kỷ hơn;

- Thường rụt rè, hèn nhát, không chịu giao tiếp với người khác, không có bạn bè;

- Không dám chủ động đấu tranh cho những gì mình muốn, điều này sẽ có tác động lớn đến cuộc sống tương lai;

- Không có ý kiến.

- Về lâu dài, đứa trẻ lớn lên sẽ chậm chạp, tâm lý tự ti càng lớn càng khiến trẻ sợ giao tiếp, làm bé kém cỏi hơn trong mắt mọi người.

Do đó, một khi trẻ có dấu hiệu tự ti, cha mẹ cần giúp trẻ xóa bỏ mặc cảm ngay.

Nhà tâm lý học người Mỹ John Watson đã từng làm một thí nghiệm, gọi là "Thử nghiệm hình thành nỗi sợ hãi". Nhân vật chính của thí nghiệm là một cậu bé 11 tháng tuổi.

Khi nhìn thấy một con chuột rất dễ thương, phản ứng theo bản năng của cậu bé là chơi với chuột và đến gần chuột, không hề tỏ ra sợ hãi.

Tiếp theo, bất cứ khi nào cậu bé đến gần con chuột màu trắng, người thí nghiệm sẽ mang một thanh sắt lớn và đe dọa cậu bé.

Sau khi lặp lại điều này nhiều lần, cậu bé tự nhiên không thích chơi với chuột bạch. Bởi vì cậu bé đã cảm nhận đượcmỗi khi nhìn thấy con chuột, Khi cậu bé bước vào phòng thí nghiệm lần thứ ba và nhìn thấy những thứ màu trắng, thứ có lông như quả bóng bông và chú thỏ, cậu cũng tỏ ra sợ hãi. Cậu bé sợ mọi thứ trắng, trắng và thậm chí là bông.

Thí nghiệm tâm lý cổ điển ở trên thực sự là một mô hình thu nhỏ của cảnh đời thực của chúng ta với trẻ em. Các tương tác hàng ngày của chúng ta có thể mang đến nỗi sợ hãi cho trẻ.

Khi nhà có khách, trẻ vô tình nói lời ngỗ ngược, bố trẻ liền tối sầm mặt lại và sau đó quát tháo trẻ không ngớt. Thậm chí có người còn dùng đòn roi để đe dọa. Trẻ không hiểu vì sao lại bị đánh mắng. Lâu dần, trẻ sẽ vẫn chào hỏi khách nhưng với vẻ mặt sợ sệt, không dám ngẩng đầu lên và lén lút nhìn mặt bố để hành động tiếp. Đó chính là nguyên nhân hình thành nỗi sợ hãi trong trẻ và đẩy trẻ đến tình trạng sợ hãi giao tiếp, nói chuyện với người lạ. Điều nên làm trong tình huống này là, thay vì quát mắng, đánh đập, cha mẹ giải thích với trẻ nói như vậy là sai và một bé ngoan sẽ biết chào hỏi người lớn.

Vậy tại sao trẻ em lại tự ti và rụt rè? Ba loại cha mẹ này chính là nguyên nhân gây ra điều đó:

1. Cha mẹ quá chiều con/ từ chối mọi mong muốn của trẻ

Khi bạn và con cùng vào siêu thị, trẻ đòi mua một món đồ chơi. Bạn lập tức hét to: "Không được, nó quá đắt và vô dụng. Quá lãng phí khi mua nó". Cha mẹ làm điều này sẽ dễ hình thành ý nghĩ vì nhà quá nghèo nên cha mẹ không thể mua một món đồ cho con, khiến trẻ hình thành sự tự ti, mặc cảm về hoàn cảnh của mình.

Nhưng nếu cha mẹ lập tức đồng ý, trẻ sẽ đòi thêm những món đồ khác nữa. Trẻ không biết thế nào là đủ và luôn mặc nhiên, cứ muốn là bố mẹ sẽ đáp ứng, điều này dễ khiến trẻ hư hỏng trong tương lai. Tiêu tiền không kiểm soát và chơi bời.

Trong tình huống này, cha mẹ đừng từ chối ngay lập tức. Bạn nên hỏi con vì sao con muốn mua món đồ đó, yêu cầu trẻ thuyết phục bằng một lý do chính đáng. Bạn nên lập một "quỹ quà tặng", khi con ngoan sẽ được thưởng một món quà - chính là đồ chơi con muốn, khi con hư thì sẽ chối bỏ. Đây chính là cách phát triển thói quen tiết kiệm tiền cho trẻ, dạy trẻ thói quen kiểm soát tiền bạc. giám sát.

2. Cha mẹ thường xuyên cãi nhau

Trong mắt người lớn, những cuộc cãi vã dường như là bình thường, họ không hiểu rằng, điều đó sẽ hằn sâu trong tâm trí trẻ. Đứa trẻ không biết tại sao hai người yêu thương nhất lại tấn công nhau như kẻ thù. Đứa trẻ không thể phân biệt ai đúng hay sai, và thậm chí còn không rõ ai là kẻ xấu.

Nếu người mẹ phải chịu đựng một cuộc chiến, đứa trẻ sẽ cảm thấy vô cùng bất an, bởi vì người mẹ luôn là hình mẫu bảo vệ những đứa con yếu ớt lại không tự bảo vệ được chính mình.

Do đó, chúng sẽ cảm thấy sợ hãi, bất an và hình thành mặc cảm tự ti, sợ sệt với những người xung quanh.

3. Cha mẹ bạo lực ngôn ngữ

Ngôn ngữ giao tiếp với con hằng ngày cũng là nguyên nhân hình thành sự tự ti mặc cảm với con cái. Một thí nghiệm đã được tiến hành với những đứa trẻ trong tình huống này. Khi các con tan học, các bé xuất hiện với trang phục đầy vết bẩn và phản ứng của những người mẹ trái ngược nhau.

Một số bà mẹ nhìn thấy con bẩn thỉu liền mỉm cười bất lực hỏi: "Con chơi trò gì ở lớp mà quần áo bẩn như vậy?" Đứa trẻ đối diện cũng mỉm cười đáp lại.

Một số bà mẹ nhìn vào đứa con bẩn thỉu và lập tức cúi mặt xuốn buộc tội bọn trẻ: "Mày lại nghịch gì ở lớp mà quần áo bẩn đến mức nào, tao sẽ không giặt đồ cho mày đâu đấy. Về nhà tắm rửa ngay!" Đứa trẻ đối diện có biểu hiện sợ hãi bất bình.

Những bạo lực ngôn ngữ đó làm tổn thương tâm lý trẻ và khiến trẻ cảm thấy thấp kém, tự ti, sợ hãi.

Vậy cha mẹ nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu mặc cảm, tự ti?

Cha mẹ hãy để trẻ làm những thứ chúng thích, để chúng mặc sức khám phá. Đừng so sánh làm tổn thương trẻ. Hãy khen ngợi khi trẻ làm điều gì đó tốt và hỏi trẻ khi chúng buồn, chúng muốn một thứ gì để chúng học cách thuyết phục, tự tin dành được thứ mà chúng muốn.

Theo Emđẹp.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.