Những “bí mật” đằng sau đỉnh cao quyền lực của Hòa Thân

Những “bí mật” đằng sau đỉnh cao quyền lực của Hòa Thân

Hòa Thân tự Trí Trai, họ Nĩu Hỗ Lộc Thị, người Chính Hồng Kì, Mãn Châu. Sinh năm 1750 tức năm thứ 15 đời Càn Long. Gia thế nhà Hòa Thân tuy không hiển hách song cũng là gia tộc quân công. 

Ông tổ 5 đời Ni Nha Cáp Nạp Ba Đồ Lỗ đã lập chiến công khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên và được phong tam đẳng kinh xa đô úy. Hòa Thân là một sủng thần được Càn Long vô cùng ưu ái, nhưng ông ta cũng là một quan tham vô độ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Khi mới gia nhập triều chính, Hòa Thân vốn chỉ là một thị vệ, ngoài thái độ làm việc chăm chỉ, cần mẫn và một bản lĩnh, tài năng hiếm có ông ta cũng sử dụng rất nhiều mưu mô thủ đoạn để dần dần leo lên đỉnh cao danh vọng.

Tuy là đại quan tham lớn nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc và được đại hoàng đế Càn Long vô cùng sủng ái nhưng không thể phủ nhận Hòa Thân là người có năng lực và bản lĩnh hơn người, nhờ vậy quan tham này mới có thể trở thành đệ nhất sủng thần của hoàng đế.

Hòa Thân là người có học thức uyên thâm, khi còn đi học luôn chăm chỉ, cần mẫn. Càn Long vốn vô cùng yêu thích thơ phú, với tài thơ phú vào hàng thiên hạ hiếm của mình, Hòa Thân có thể thoải mái tung hứng với đấng quân vương. Đó chính là điều kiện đầu tiên để Hòa Thân tiếp cận với hoàng thượng.

Để trở thành thân cận của Càn Long phải là người thông minh, hoạt bát, lão luyện, tướng mạo tuấn tú, trẻ trung, xinh đẹp, Hòa Thân ngoài xuất thân Mãn Châu, lại thêm trời ban dung mạo đường đường được mệnh danh là đệ nhất tuấn nam Mãn Châu đương thời, chính vì thế ông ta có đủ điều kiện để trở thành người thân cận của hoàng thượng.

Hòa Thân còn rất giỏi ngoại giao, giỏi quản lý tài chính vì thế vừa giúp Càn Long thu xếp ổn thỏa trong các hoạt động ngoại giao, vừa giúp Càn Long kiếm thêm được rất nhiều tiền để thỏa mãn cuộc sống xa hoa...

Và đặc biệt Hòa Thân có khả năng xu nịnh hơn người. Vào những năm cuối đời, Càn Long càng ngày càng không thích nghe những lời trung thần, thích đao to búa lớn, khoác loác khoe khoang là thập toàn lão gia, cho rằng mình có thể sánh ngang với tổ phụ Khang Hi. Hòa Thân thì hàng ngày vẫn dùng những lời đó để mê hoặc Càn Long, luôn luôn làm cho Càn Long hả hê sung sướng.

Ngoài ra, nhằm củng cố địa vị của mình, Hòa Thân đã tìm cách kết thân với hoàng tộc. Năm 1780 tức năm thứ 45 Càn Long, Càn Long đã ban hôn cho trưởng nam của Hòa Thân nàng công chúa út Hòa Hiếu mà mình yêu thương nhất khi nàng mới vừa 6 tuổi. 

Lúc này Càn Long đã bước vào tuổi xưa nay hiếm còn Hòa Thân mới vừa 31 tuổi.

Sau khi trưởng nam Phong Thân Ân Đức đính hôn với Hòa Hiếu công chúa thì Hòa Thân càng thêm phần đắc ý bởi địa vị của ông ta càng thêm được củng cố và đây cũng chính là bằng chứng của sự tín nhiệm lớn nhất Càn Long dành cho ông ta. 

Năm 1788, khi Hòa Hiếu công chúa tròn 13 tuổi nàng được đặc cách tấn phong là Cố Luân công chúa. Năm 1789 tức năm thứ 54 Càn Long, Cố Luân công chúa và Phong Thân Ân Đức chính thức cử hành hôn lễ.

Hòa Thân và Càn Long tạo hình trong phim.
Hòa Thân và Càn Long tạo hình trong phim.
Càn Long lúc trẻ.

Càn Long lúc trẻ.

Việc Càn Long gả công chúa út mà ông yêu thương nhất cho con trai Hòa Thân chứng tỏ rằng, Càn Long vô cùng sủng ái Hòa Thân, đồng thời đây cũng là thủ đoạn mà Hòa Thân sử dụng để leo lên đỉnh cao danh vọng và củng cố địa vị của mình. 

Từ khi “kết thông gia” với Càn Long thì mối quan hệ Quân Thần càng thêm khăng khít, Hòa Thân trở thành đệ nhất quyền thần khó ai có thể sánh kịp. 

Chưa hết, Hòa Thân còn tìm cách gả con gái mình cho hoàng tộc, lệnh nữ trở thành phúc tấn của một Bối Lặc, cháu nội Khang Hi. Cháu gái của Hòa Thân tức con gái của Hòa Lâm được gả cho cháu trai của Càn Long là Miên Khánh, con trai thứ sáu của Vĩnh Thâm.

Vốn đã được hoàng thượng vô cùng sủng ái, nay thêm con trai lấy công chúa, con gái lấy hoàng tôn, chứng tỏ mối quan hệ giữa gia tộc Hòa Thân và hoàng thất vô vùng sâu đậm, nhờ thế quyền lực và địa vị của Hòa Thân ngày càng củng cố.

TheoKhỏe & Đẹp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ