Những bí ẩn hạt nhân

GD&TĐ - Tại sa mạc Nevada, có một ống hình trụ cao 2,5m đánh dấu địa điểm của Dự án Faultless. Một trái bom hạt nhân đã được kích hoạt dưới lòng đất ngày 19/1/1968.

Những bí ẩn hạt nhân

Bí mật của Dự án Faultless

 Thông thường, các địa điểm thử bom hạt nhân thường được sử dụng nhiều lần. Không ai có thể lý giải vì sao điểm thử này chỉ được sử dụng một lần duy nhất.

Vậy vì sao chính phủ Mỹ lại xây dựng một cơ sở thử hạt nhân dưới lòng đất vô cùng đắt đỏ chỉ để thử một trái bom hạt nhân duy nhất? Trong cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh, cả hai phía đối địch đều kích hoạt vô số thiết bị nổ. Có một thời, cứ 3 ngày thì toàn Las Vegas lại bị rung chuyển vì những chấn động do các trái bom được kích hoạt tạo nên. Chủ các cơ sở kinh doanh ở nơi này đã quá mệt mỏi vì các vụ thử, và một lần, tỷ phú Howard Hughes đã phản ứng cực kỳ mạnh mẽ.

Sau khi phải chịu đựng những vụ nổ trong một thời gian dài, Hughes đã viết một bức thư dài tới Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là Lyndon Johnson phàn nàn về các thử nghiệm ở đây. Mặc dù thoạt đầu, lá thư của ông bị phớt lờ, nhưng hóa ra không ai có thể phớt lờ vị tỷ phú quyền lực nhất và giàu có nhất thế giới. Cùng với việc điều hành kinh doanh ở Las Vegas, Hughes còn là một ông vua dầu mỏ và là nhà thầu quốc phòng lớn nhất ở Mỹ. Dần dần, Johnson đã phải chịu thua trước sức ép của Hughes và quyết định di chuyển Dự án Faultless ra khỏi Vegas để thử nghiệm xem có giải quyết được vấn đề rung lắc ở khu vực này hay không.

Faultless là một trong những trái bom hydrogen lớn nhất được kích hoạt trong phạm vi đất liền ở Mỹ. Vụ nổ lớn đến mức làm cho mặt đất bị sụt xuống 2,5m và mở ra rãnh nứt 1m. Nhưng mặc dù cơ sở thử nghiệm này đã được di chuyển, sự rung chuyển ở Vegas không hề được giảm bớt, khiến nhà tài phiệt Hughes và các chủ khách sạn ở thành phố này vô cùng thất vọng.

Vì sao có quá nhiều lithium?

Câu hỏi về lithium đã nhiều năm khiến các nhà khoa học đau đầu. Vũ trụ có rất nhiều lithium, nhưng không ai có thể giải thích lý do cho sự dồi dào này. Hầu hết các nguyên tố nặng trong vũ trụ đều xuất phát từ bên trong các vì sao hoặc các ngôi sao lùn mới, nhưng lithium-7 không thể chịu được nhiệt độ ở những nơi này.

Lithium là một “nguyên tố nhẹ” không thể hình thành bên trong một ngôi sao. Trong Dải Ngân hà, lượng lithium ít hơn nhiều so với nguyên tố đứng cạnh nó trong bảng tuần hoàn. Trong khi một lượng lithium còn lại từ vụ nổ Big Bang và các tia vũ trụ tương tác với các vật chất liên sao có thể đã làm hình thành thêm lượng lithium, nhưng điều đó vẫn không thể giải thích được lượng lithium mà chúng ta đo được trong vũ trụ.

Giai đoạn những năm 1950, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng beryllium-7 đôi khi được hình thành ở lớp gần bề mặt của một ngôi sao và có thể bị đẩy lên bề mặt bên trên, từ đó phân rã thành lithium. Tuy nhiên, không ai có thể khẳng định chắc chắn điều này, cho đến khi Kính thiên văn Subaru của Nhật Bản đã ghi lại được hiện tượng Nova Delphini năm 2013. Sau 60 năm, các nhà vũ trụ học cuối cùng đã có thể giải mã được bí mật này, khi họ phát hiện ra beryllium đã bị bắn khỏi một ngôi sao đang phát nổ với vận tốc cao – một bối cảnh hoàn hảo để lithium được tạo thành.

Tuy nhiên, những câu trả lời cho những bí ẩn vũ trụ này thường lại dẫn đến những câu hỏi mới. Ngay sau khi các nhà khoa học quan sát được beryllium thì cũng là lúc chúng biến mất một cách đột ngột, khiến các học giả lại một phen đau đầu tìm cách lý giải. (Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Cần được cổ vũ, khích lệ

GD&TĐ - Những tối cuối tuần qua (từ ngày 3 - 5/5), khán giả tấp nập tới Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương (Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội).
Truyện tranh là một thể loại văn học mạnh mẽ và hữu ích để phát triển khả năng hiểu cũng như phân tích văn học của học sinh. (Ảnh: ITN).

Trẻ đọc truyện tranh có tốt không?

GD&TĐ - Truyện tranh có một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với trẻ em lẫn người lớn. Ngoài việc mang lại tiếng cười sảng khoái, giải tỏa căng thẳng...