Những bệnh tiềm ẩn nào khiến bạn thường xuyên thức giấc lúc 3, 4 giờ sáng?

GD&TĐ - Nếu sáng nào bạn cũng tỉnh giấc đều đặn vào lúc 3 - 4 giờ, sau đó không thể chìm vào giấc ngủ được hãy coi chừng dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ.

Những bệnh tiềm ẩn nào khiến bạn thường xuyên thức giấc lúc 3, 4 giờ sáng?

Nếu bạn thường xuyên bị tỉnh giấc vào lúc 3-4 giờ sáng, rất có thể đây là tín hiệu cảnh báo những bệnh tiềm ẩn nguy hiểm dưới đây:

Trầm cảm

Những người bị stress (trầm cảm) thường thức dậy đột ngột lúc 3 hoặc 4 giờ sáng do căng thẳng mãn tính kích thích não bộ và sau đó họ khó ngủ lại được.

Khi cơ thể cảm thấy căng thẳng sẽ kích hoạt hệ thần kinh giao cảm gây tăng nhịp tim và huyết áp khiến bạn giật mình thức giấc lúc nửa đêm. Những thay đổi này của cơ thể khiến cho bạn khó ngủ trở lại.

Mức độ căng thẳng của bạn càng tăng cao khi bạn lo lắng hoặc bồn chồn quá nhiều. Căng thẳng có thể liên quan đến môi trường xung quanh như công việc, các mối quan hệ, sức khỏe hoặc vấn đề tài chính.

Bệnh tim

Khi bạn ngủ sâu, cơ thể sẽ dần dần thư giãn, lưu lượng máu chậm lại và thậm chí nguồn cung cấp máu của tim không đủ.

Nhiều người có thể ngủ đến 3, 4 giờ sáng rồi chợt tỉnh dậy vì đau ngực, tức ngực, tim đập nhanh… Nhiều người cảm thấy như có một hòn đá lớn đè lên ngực, buộc phải tỉnh giấc.

Xuất hiện các triệu chứng này đều cho thấy bạn có thể mắc bệnh tim và tốt nhất nên đi khám.

Bệnh phổi

Thời điểm từ 3-5h sáng là lúc phổi thực hiện chức năng thanh lọc. Nếu chức năng phổi đang có vấn đề, bạn thường xuyên tỉnh giấc vào khung giờ này kèm thêm các triệu chứng như ho, khó thở, khàn giọng, da nhợt nhạt.

Rất có thể phổi của bạn đang lên tiếng cảnh báo đang có quá nhiều độc tố cần đào thải.

Suy nhược thần kinh não

Suy nhược thần kinh não là một loại bệnh suy nhược thần kinh. Sự xuất hiện của rối loạn này có thể liên quan đến việc sử dụng não quá mức.

Nếu bị suy nhược thần kinh não, người bệnh cũng thường thức dậy vào lúc 3-4 giờ sáng.

Nguyên nhân là do não bộ vẫn hoạt động khi ngủ vào ban đêm, vì vậy bạn nên chú ý kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi trong cuộc sống hàng ngày một cách khoa học.

Mãn kinh

Khi già đi, cơ thể bạn sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa và có những thay đổi rõ rệt về sức khỏe, trong đó bao gồm cả chứng khó ngủ, mất ngủ kinh niên hoặc thường xuyên mất ngủ vào sáng sớm.

Cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ

Ngâm chân nước ấm: Nhiệt ấm của nước kết hợp một vài loại thảo dược tự nhiên giúp thúc đẩy tuần hoàn máu lên não, xoa dịu căng thẳng thần kinh và giúp bạn ngủ ngon, sâu giấc, không giật mình thức giấc.

Uống sữa ấm mật ong: Nếu bạn có thói quen uống 1 ly sữa ấm mật ong trước giờ đi ngủ là rất tốt. Nó giúp xoa dịu não bộ, sản sinh hormone melatonin an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Tuy nhiên nên dùng sữa không đường để tránh tăng cân.

Uống trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc tốt cho giấc ngủ ban đêm như trà gừng, trà hoa cúc, trà hoa nhài, trà tâm sen, trà nụ tam thất, ...

Massage trước khi ngủ: Đây là một trong những biện pháp giúp thư giãn thần kinh hiệu quả làm giảm căng thẳng, mệt mỏi để bạn đi vào giấc ngủ sâu nhanh chóng.

Yoga/ Thiền định: Thiền và yoga là những bài tập tập trung vào nâng cao sức khỏe thể chất và cải thiện giấc ngủ thông qua cơ chế điều chỉnh trạng thái tâm lý, điều hòa hơi thở. Nhờ đó sẽ giúp cải thiện chứng mất ngủ vào sáng sớm.

Theo aboluowang

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ