Nhu cầu gửi con sớm là có thực

GD&TĐ - Cô Phạm Thị Duyên – chủ nhóm lớp Hoa Anh Đào (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) – ủng hộ nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục về trường mầm non nhân trẻ từ 3 tháng tuổi và cho rằng, nhu cầu gửi con sớm của người lao động là có thực.

Cô trò nhóm trẻ Hoa Anh Đào (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội)
Cô trò nhóm trẻ Hoa Anh Đào (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội)

Là chủ nhóm lớp nằm trên địa bàn xã có lượng công nhân trong khu công nghiệp lớn của huyện Đông Anh (Hà Nội), cô Phạm Thị Duyên cho biết:

Tất cả công nhân làm việc tại các khu công nghiệp đều từ nơi khác tới nên hầu hết phải thuê trọ nhà dân để ở. Do tính chất công việc, khi sinh con, hầu hết những người này không muốn gửi con về cho ông bà ở quê vì còn chồng đang làm việc hoặc có con lớn đang đang theo học tại địa phương mình tạm trú.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp tư nhân ký hợp đồng với người lao động chỉ được nghỉ sinh con từ 3 đến 4 tháng. Ông bà ở quê không muốn xuống ở cùng con cái vì phòng trọ trật hẹp, môi trường sinh hoạt thay đổi, không có môi trường xung quanh để sinh hoạt tập thể, không có bạn bè, láng giềng để chia sẻ tâm sự; hoặc có ông bà còn bận công tác bận làm nông, buôn bán… Khi ấy, người lao động sẽ rất vất vả để xoay sở tìm kiếm người trông con.

Liên quan đến vai trò của các trường ngoài công lập, nhóm trẻ trong vấn đề này, cô Phạm Thị Duyên cho rằng: Không phải nhóm lớp hay trường tư nào cũng bạo hành trẻ hay vi phạm phẩm chất nghề nghiệp.

 Một số doanh nghiệp tư nhân ký hợp đồng với người lao động chỉ được nghỉ sinh con từ 3 đến 4 tháng. Ông bà ở quê không muốn xuống ở cùng con cái vì phòng trọ trật hẹp, môi trường sinh hoạt thay đổi… Khi ấy, người lao động sẽ rất vất vả để xoay sở tìm kiếm người trông con.
Cô Phạm Thị Duyên

Trên cả nước hiện có 2.402 lớp, trường tư thục và dân lập. Họ đã và đang góp phần bảo đảm quyền đi học của trẻ em, giảm bớt áp lực cho các trường công lập cũng như cho chính quyền các cấp. Vì vậy mong xã hội hãy nhìn nhận vào những đóng góp tích cực của họ. Đừng vì con sâu mà làm rầu nồi canh.

“Nếu như Luật Giáo dục sửa đổi cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập nhận trẻ 3 tháng tuổi thì chính những cơ sở này sẽ góp phần thực hiện Luật, từ đó góp phần giúp đỡ cho một lực lượng lao động trẻ có cơ hội đi làm sớm, từ đó tạo ra lợi ích cho xã hội.

Vì vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở mầm non tư nhân như: Phân bổ ngân sách để hỗ trợ những cơ sở này về cơ sở vật chất; có chính sách với con em có hoàn cảnh khó khăn học ở cơ sở mầm non tư nhân; có khen thưởng thi đua với các cơ sở mầm non tư thục thành tích tốt để thu hút nhà đầu tư cùng tham gia phát triển giáo dục ở địa phương, đặc biệt những địa phương có khu công nghiệp đóng trên địa bàn” – cô Phạm Thị Duyên cho hay.

Chủ nhóm lớp Hoa Anh Đào thể hiện mong muốn: Quy định trong Luật được thực thi để các cơ sở mầm non sớm đón trẻ 3-6 tháng tuổi, giúp các bà mẹ không phải khổ sở khi đi tìm người trông con để đi làm việc.

“Nếu gửi con cho người ở gần khu trọ thì nguy cơ bạo hành trẻ sẽ vẫn còn do không có sự quản lý giám sát của chính quyền địa phương; bên cạnh đó, những người nhận trông trẻ thường đã lớn tuổi và đa số không có chuyên môn” - cô Phạm Thị Duyên nêu quan điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.