Nhu cầu bị phá hủy nhưng quan điểm cứng rắn của OPEC+ không thể thay đổi

GD&TĐ - Bằng cách cắt giảm mạnh sản lượng khai thác và xuất khẩu, Nga cùng với Ả Rập Saudi đã giành được quyền lực to lớn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Nhu cầu bị phá hủy nhưng quan điểm cứng rắn của OPEC+ không thể thay đổi

Tuy nhiên thực tế phân tích tình hình phát triển sau vài tháng sản lượng giảm cho thấy mọi thứ đang nằm ngoài tầm kiểm soát.

Sự cân bằng dần bị phá vỡ và trong bối cảnh giá cao, nhu cầu bắt đầu sụp đổ, mất đi "tính đàn hồi". Viễn cảnh tiêu cực đối với tổ chức OPEC+ đã được truyền thông phương Tây mô tả.

Ví dụ, ngay cả Bộ trưởng dầu mỏ Ấn Độ trong tuần này cũng cảnh báo về những hậu quả không lường trước được của việc cắt giảm sản lượng mà OPEC+ đưa ra, New Delhi nói rằng các quốc gia xuất khẩu tất nhiên có quyền quyết định họ sẽ sản xuất bao nhiêu dầu, nhưng không nên "bỏ qua hậu quả".

Mặc dù vậy, OPEC+ vẫn kiên quyết theo đuổi duy trì việc cắt giảm sản lượng như hiện tại, lý do là bởi họ lo ngại một động thái thỏa hiệp sẽ dẫn tới việc giá dầu rơi mất kiểm soát.

Trong khi mức tiêu thụ xăng của Mỹ giảm thì nhu cầu dầu ở các nước như Trung Quốc và Ấn Độ lại đang tăng lên, có khả năng bù đắp cho sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu. Nhưng trên thực tế vẫn chưa thể giải quyết được sự mất cân bằng.

Những dự báo và lo ngại về việc giá dầu sẽ đạt hoặc vượt mức 100 USD/thùng đặt ra câu hỏi về sự cân bằng nguồn cung và hậu quả kinh tế toàn cầu do hành động của nhiều bên tham gia thị trường gây ra.

Giá dầu leo thang có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng nền kinh tế toàn cầu.

Giá dầu leo thang có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng nền kinh tế toàn cầu.

Nhìn chung các chuyên gia thừa nhận rằng Nga và Ả Rập Saudi (hai quốc gia chi phối toàn bộ toàn bộ OPEC+) đang chấp nhận rủi ro khi đặt cược vào châu Á và châu Mỹ Latinh - những khu vực với nhu cầu cao sẽ bù đắp cho cuộc phiêu lưu và thử nghiệm cắt giảm sản lượng của họ nhằm duy trì giá.

Còn đối với Mỹ và EU, “trò chơi” đã thực sự kết thúc khi nhu cầu như một chỉ số bất biến đã bị phá hủy và trở nên không thể co giãn hơn nữa.

Cho đến nay, các khu vực đông dân cư ở Nam bán cầu đang "hấp thụ" chính sách cắt giảm sản lượng của OPEC+, nhưng điều đó có thể không được duy trì lâu dài, tác động cực kỳ tai hại của hành động mà liên minh xuất khẩu dầu mỏ đưa ra đối với thị trường đã dần được quan sát thấy.

Phép màu từ ngành sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đã chấm dứt.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ